Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Sơn Tây (Trung Quốc) – Wikipedia tiếng Việt


Sơn Tây
山西省
Tỉnh Sơn Tây

—  Tỉnh  —
Chuyển tự tên


PingYaoCityWall.jpg


Shanxi in China (+all claims hatched).svg

Sơn Tây trên bản đồ Thế giới
Sơn Tây

Sơn Tây

Quốc gia
Cờ Trung Quốc Trung Quốc
Thủ phủ
Thái Nguyên, Sơn Tây sửa dữ liệu
Chính quyền
 • Tỉnh trưởng
Lâu Dương Sinh 楼阳生
 • Bí thư tỉnh ủy
Lạc Huệ Ninh 骆惠宁
Diện tích
 • Tổng cộng
156,800 km2 (60,500 mi2)
Thứ hạng diện tích
thứ 19
Dân số (2010)
 • Tổng cộng
35,712,111
 • Mật độ
229/km2 (590/mi2)
Múi giờ
UTC+8 sửa dữ liệu
Mã ISO 3166
CN-SX sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩa
Saitama sửa dữ liệu
GDP (2011)
 - trên đầu người

1,11 nghìn tỉ NDT (thứ 21)
31.357 NDT (thứ 18)
HDI (2008)
0,800 (thứ 16) — cao
Các dân tộc chính
Hán – 99,7%
Hồi – 0,2%
Ngôn ngữ và phương ngôn
tiếng Tấn, Quan thoại Trung Nguyên
Trang web
www.shanxigov.cn (Tiếng Trung)

Nguồn lấy dữ liệu dân số và GDP:
《中国统计年鉴—2005》/ Niên giám thống kê Trung Quốc 2005 ISBN 7503747382

Nguồn lấy dữ liệu dân tộc:
《2000年人口普查中国民族人口资料》/ Tư liệu nhân khẩu dân tộc dựa trên điều tra dân số năm 2000 của Trung Quốc ISBN 7105054255

Sơn Tây (tiếng Trung: 山西; Bính âm: Shānxī; Wade-Giles: Shan-hsi, ; bính âm bưu chính: Shansi) là một tỉnh ở phía bắc của Trung Quốc. Giản xưng của Sơn Tây là "Tấn" (晋), theo tên của nước Tấn tồn tại trong thời kỳ Tây Chu và Xuân Thu.

Tên gọi Sơn Tây có nghĩa là "phía tây núi", ý đề cập đến vị trí của tỉnh ở phía tây của Thái Hành Sơn.[1] Sơn Tây giáp Hà Bắc về phía đông, Hà Nam về phía nam, Thiểm Tây về phía tây và Nội Mông về phía bắc. Tỉnh lỵ của Sơn Tây là thành phố Thái Nguyên.





Từ thời cổ đến Tiên Tần[sửa | sửa mã nguồn]


Sơn Tây được xem là một trong những phát địa của dân tộc Trung Hoa,[2] có lịch sử thành văn trong ba nghìn năm. Các di chỉ văn hóa Tây Hà Độ và văn hóa Đinh Thôn thể hiện rằng ngay từ thời đại đồ đá cũ, loài người đã có nhiều hoạt động sinh hoạt trên địa bàn Sơn Tây ngày nay. Trong truyền thuyết, Sơn Tây là khu vực hoạt động chủ yếu của Hoàng Đế và Viêm Đế- thủy tổ của dân tộc Trung Hoa. Ba vị vua thời thượng cổ nổi tiếng của Trung Quốc là Nghiêu, Thuấn, Vũ đều kiến đô lập nghiệp trên đất Sơn Tây: kinh đô của Nghiêu nằm ở Bình Dương (nay thuộc Lâm Phần), kinh đô của Thuấn nằm ở Bồ Bản (nay thuộc Vĩnh Tế), kinh đô của Vũ nằm ở An Ấp (nay thuộc huyện Hạ).[2] Chính quyền nô lệ đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc- vương triều Hạ đã được thành lập trên khu vực bao gồm nam bộ tỉnh Sơn Tây ngày nay. Sang thời nhà Thương, Sơn Tây cũng là một khu vực thống trị chủ yếu của triều đình. Ở Lâm Phần ngày nay có Nghiêu miếu và Nghiêu lăng, ở Thấm Thủy có khu Thuấn Vương Bình, Long Môn ở Hà Tân được xem là nơi vua Vũ trị thủy, còn được gọi là Vũ Môn Khẩu.

Theo Sử ký, khi Chu Công Đán phụ chính Chu Thành Vương, có một chư hầu là nước Đường nổi loạn, Chu công Đán mang quân tiêu diệt. Sau đó, Chu Thành Vương bèn chính thức phong cho Cơ Ngu làm vua chư hầu nước Đường, gọi là Đường Thúc Ngu. Đất Đường ở khu vực phía đông Hoàng Hà và Phần Hà, sau này nước Đường đổi tên thành nước Tấn. Thời kỳ đầu Tây Chu, lãnh thổ của nước Ân bao gồm một phần đông nam bộ tỉnh Sơn Tây ngày nay; nước Hàn tập trung quanh khu vực Hàn Thành thuộc tỉnh Thiểm Tây và Hà Tân thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay.



Năm 805 TCN, Tấn Mục hầu nghe lệnh Chu Tuyên vương, đem quân đánh tộc Nhung, năm 802 TCN, ông đánh thắng đất Thiên Mẫu. Thời Xuân Thu, đại bộ phận tỉnh Sơn Tây thuộc về nước Tấn. Đến thời Tấn Văn công, nước Tấn xưng bá Trung Nguyên. Các kinh đô của Tấn trước sau đều nằm trên địa phận Sơn Tây: Đường (sau gọi là Tấn)[chú 1], Khúc Ốc [chú 2], Giáng (còn gọi là Dực)[chú 3], Tân Giáng (nguyên gọi là Tân Điền)[chú 4] Đầu thời Đông Chu, hai chi trưởng – thứ nước Tấn tại đất Dực và đất Khúc Ốc đã nổ ra chiến tranh giành ngôi vị quân chủ. Chiến tranh kéo dài gần 100 năm, trải qua 4 thế hệ mới kết thúc bằng thắng lợi của chi thứ Khúc Ốc với kết quả 5 vua Tấn ngành trưởng bị giết. Các khanh tộc tại nước Tấn về sau tiến hành tranh chấp quyền lực với nhau, lấn át cả vua Tấn. Năm 453 TCN, trong trận Tấn Dương, ba nhà Triệu, Hàn, Ngụy hợp binh đánh bại quân họ Trí, ba nhà này sau đó cùng chia đất của họ Trí và nắm quyền nước Tấn. Nước Tấn sau đó hình thành cục diện bị chia ba, đến năm 403 TCN thì nước Tấn diệt vong, đây cũng là mốc thời gian mà nhiều học giả nhận định là khởi đầu thời kỳ Chiến Quốc, cũng vì nguyên do này mà Sơn Tây còn được gọi là "Tam Tấn".

Thời Chiến Quốc, nước Triệu đặt kinh đô tại Tấn Dương[chú 5], nước Hàn đặt kinh đô tại Bình Dương[chú 6], nước Ngụy trong thời gian 403 TCN-361 TCN đặt đô thành tại An Ấp[chú 7] Sau trung kỳ Chiến Quốc, kinh đô của Triệu và Ngụy phân biệt di dời đến địa phận Hà Bắc và Hà Nam ngày nay.


Thời Tần, Hán đến Nam-Bắc triều[sửa | sửa mã nguồn]


Sau khi thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng phân thiên hạ thành 49 quận, ban đầu trên địa bàn Sơn Tây có Thái Nguyên quận và Thượng Đảng quận, về sau phân tách thành 5 quận: Nhạn Môn quận, Đại quận, Thái Nguyên quận, Thượng Đảng quận, Hà Đông quận. Trong những năm Nguyên Phong thời Hán Vũ Đế, triều Hán thiết lập Tịnh châu thứ sử bộ trên địa phận Sơn Tây. Đến thời Hán Quang Vũ Đế, người Hung Nô tiến gần hơn vào Trung Nguyên, nuôi ngựa trên Lã Lương Sơn (呂梁山)[chú 8] và lưu vực Phần Hà. Thời Đông Hán, Tịnh châu được phân thành 9 quận: Thái Nguyên, Thượng Đảng, Tây Hà, Vân Trung, Định Tương, Nhạn Môn, Sóc Phương, Ngũ Nguyên, đến những năm cuối Đông Hán thì được nhập vào Ký châu.

Năm 216, Tào Tháo phân người Hung Nô ở Sơn Tây ngày nay thành 5 bộ: Tịnh châu Tư thị (tại Phần Dương ngày nay) là tả bộ, Kì (tại huyện Kỳ ngày nay) là hữu bộ, Bồ Tử (tại huyện Thấp ngày nay) là nam bộ, Tân Hưng (tại Hãn Châu ngày nay) là bắc bộ, Đại Lăng (tại Văn Thủy ngày nay) là trung bộ, nhân khẩu đạt vài trăm nghìn người. Ngoài ra, trên địa bàn Sơn Tây còn có người Yết ở Vũ Hương, bộ lạc Thát Bạt của người Tiên Ti cư trú tại huyện đại và Đại Đồng. Năm 220, Tào Ngụy thiết lập Tịnh châu trên địa phận Sơn Tây, chia làm 6 quận: Thái Nguyên, Thượng Đảng, Tây Hà, Nhạn Môn, Nhạc Bình, Tân Hưng.



Đến thời Tây Tấn, Sơn Tây thuộc về Tịnh châu: Thượng Đảng quận[chú 9], Thượng Cốc quận[chú 10]. Sau khi triều Tấn suy yếu do loạn bát vương, vào năm 304, thủ lĩnh Hung Nô là Lưu Uyên đã lập quốc, đặt quốc hiệu là Hán, định đô tại Li Thạch[chú 11], năm 305, sau một nạn đói, ông dời đô đến Lê Đình[chú 12] Sau đó, khu vực Sơn Tây trước sau thuộc nước Hậu Triệu của tộc Yết, nước Nhiễm Ngụy của tộc Hán, nước Tiền Yên của người Tiên Ti, nước Tiền Tần của tộc Đê, nước Hậu Tần của tộc Khương. Do chiến loại trong thời Ngũ Hồ thập lục quốc, kinh tế Sơn Tây bị phá hoại nghiêm trọng.

Thác Bạt Khuê đã lập ra Bắc Ngụy vào năm 386, hai năm sau, để gần hơn về mặt địa lý với các lãnh thổ mới chinh phục được, ông đã thiên đô Bắc Ngụy đến Bình Thành[chú 13]. Bắc Ngụy sau đó thống nhất phương bắc Trung Quốc, mở ra thời kỳ Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Sau đó, đến năm 534, Bắc Ngụy phân liệt thành Đông Ngụy và Tây Ngụy. Thực quyền Đông Ngụy nằm trong tay đại tướng Cao Hoan. Năm 543, nhà Đông Ngụy cho đắp thêm Trường thành tại Sơn Tây dài 150 dặm. Năm 550, con của Cao Hoan là Cao Dương tiếm vị Đông Ngụy, lập ra Bắc Tề, cha con Cao Hoan lấy Tấn Dương làm biệt đô. Thực quyền Tây Ngụy nằm trong tay Vũ Văn Thái, đến năm 557 thì hậu duệ của Vũ Văn Thái là Vũ Văn Giác cũng tiếm vị Tây Ngụy, lập ra Bắc Chu. Thời Bắc Ngụy, Phật giáo lần đầu tiên có được sự hưng thịnh tại Trung Quốc, có tới ba vạn chùa viện, tăng ni lên đến 200 vạn, nhà sư Pháp Hiển bắt đầu chuyến đi huyền thoại tới Ấn Độ của ông từ Sơn Tây. Việc xây đục hang đá Vân Cương đã được hoàn thành trong khoảng thời gian 453-495.


Từ thời Tùy đến Kim[sửa | sửa mã nguồn]



Thời Tùy, Sơn Tây thuộc về Ký châu, có vị thế quan trọng về mặt kinh tế. Tháng 9 năm 617, Lý Uyên từ nơi khởi binh tại Thái Nguyên đã vượt qua Hoàng Hà, đến tháng 11 thì công chiếm kinh đô Trường An. Năm 618, Lý Uyên lập nên triều Đường, bảy năm sau thì thống nhất toàn Trung Quốc. Triều đình nhà Đường có thái độ trọng thị với Sơn Tây, xem đây là đất "Long Hưng", định Thái Nguyên làm Bắc Đô, kinh tế của Sơn Tây cũng đứng vào hàng đầu tại Trung Quốc. Khi đó, toàn Đại Đường có 18 hồ muối, vùng Hà Đông có 5 hồ, một hồ sản xuất được cả vạn hộc muối, cung cấp cho kinh thành, được Liễu Tông Nguyên gọi là "quốc chi đại bảo". Thời Đường, xuất hiện nhiều danh nhân là người Sơn Tây, như Tiết Nhân Quý, Võ Tắc Thiên, Địch Nhân Kiệt. Trong thời Tùy Đường, Phật giáo hưng thịnh, Ngũ Đài sơn tại Hãn châu từ thời gian đó đã là một thánh địa của Phật giáo Trung Quốc.

Đến thời Ngũ Đại Thập Quốc, Lý Tồn Úc, Thạch Kính Đường và Lưu Trí Viễn lần lượt thành lập các triều đại Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Thái Nguyên khi đó là một nơi trọng yếu. Em trai của Lưu Trí Viễn là Lưu Mân đã lập ra nước Bắc Hán tại bắc bộ và trung bộ Sơn Tây, nước này nằm kẹp giữa Hậu Chu về phía nam và Đại Liêu của người Khiết Đan ở phía bắc, được Liêu bảo hộ.

Sau khi triều Tống được thành lập, nước Bắc Hán ỷ thế có người Khiết Đan chống lưng ở phương Bắc, tiến hành đối kháng với Tống. Năm 979, Tống Thái Tông Triệu Khuông Nghĩa thống lĩnh đại quân diệt nước Bắc Hán, phóng hỏa thiêu hủy thành Tấn Dương. Năm 982, triều Tống phái đại tướng Phan Mỹ (潘美) xây thành mới tại khu vực Thái Nguyên ngày nay. Đầu thời Bắc Tống, Sơn Tây thuộc Hà Đông lộ, lại khôi phục cảnh phồn vinh. Thái Nguyên sản xuất ra gương đồng và kéo đồng, được xuất đi tiêu thụ ở các địa phương khác. Sau thời Tống Chân Tông, tại Sơn Tây người ta cũng bắt đầu sử dụng than đá làm nhiên liệu.

Sau sự biến Tĩnh Khang năm 1125-1127, Sơn Tây chuyển sang thuộc quyền cai quản của triều Kim, quân Kim đã tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế phương Bắc Trung Quốc. Do Sơn Tây có Thái Hành Sơn làm chướng ngại tự nhiên, khói lửa chiến tranh gây cho Sơn Tây thiệt hại nhỏ hơn các địa phương khác. Kinh tế và văn hóa Sơn Tây phát triển trong thời Đại Định chi trị dưới sự cai trị của Kim Thế Tông và thời Minh Xương chi trị dưới sự cai trị của Kim Chương Tông. Bình Dương phủ (nay là Lâm Phần) trở thành trung tâm sản xuất giấy của Kim Quốc.


Thời Nguyên, Minh, Thanh[sửa | sửa mã nguồn]



Khi đế quốc Mông Cổ xâm lược Hà đông bắc lộ và Hà đông nam lộ của Kim, họ đã tàn phá Sơn Tây, cả nghìn lý không có bóng người. Trong thời Nguyên, Sơn Tây thuộc Trung thư tỉnh, chịu sự quản lý trực tiếp của triều đình. Năm 1271, triều Nguyên thành lập Hà Đông Sơn Tây đạo tuyên úy ti tại khu vực phía đông Hoàng Hà, phía tây của Thái Hành Sơn, danh xưng Sơn Tây từ đó cũng bắt đầu được sử dụng.

Năm 1368, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương phái Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân suất lĩnh quân Minh tiến vào Sơn Tây, thiết lập Sơn Tây hành tỉnh. Chu Nguyên Chương sau này phong cho ba nhi tử làm phiên vương, trú trát tại Sơn Tây: Chu Vi là Tấn vương, trú tại Thái Nguyên; Chu Quế là Đại vương, trú tại Đại Đồng; Chu Mô là Thẩm vương, trú tại Lộ An (Trường Trị), xây dựng Minh Trường Thành để phòng bị Bắc Nguyên xâm lược. Đầu thời Minh, có một lượng lớn di dân từ Sơn Tây đến vùng bình nguyên Hoa Bắc- vùng mà khi ấy đang vắng bóng người. Đại hòe thụ ở Hồng Động trở thành một địa điểm tập hợp nổi tiếng, đến nay cư dân các tỉnh vẫn lưu truyền ngạn ngữ: "Nếu hỏi tổ tiên đến từ xứ nào? Đại hòe thụ ở Hồng Động, Thiểm Tây". Triều Minh sau đó đã thiết lập Sơn Tây thừa tuyên bố chính sứ ti, tiền thân của Sơn Tây ngày nay. Thời Minh, thương nhân Sơn Tây kiểm soát phần lớn việc buôn bán muối và dịch vụ ngân hàng trong cả nước.[3]

Đến thời nhà Thanh, triều đình đã đem một số khu vực ở bên ngoài Minh Trường Thành để nhập vào Sơn Tây. Sơn Tây tổng cộng có 9 phủ, 16 châu, 108 huyện. Thời gian này, ngành thương mại và tài chính của Sơn Tây hoạt động rất tích cực, xuất hiện văn danh "Sơn Tây phiếu hiệu" trên quy mô toàn quốc. Thương nhân Sơn Tây lập ra nhiều Sơn Tây hội quán hoặc Sơn Thiểm hội quán trên khắp Trung Quốc. Thời Thanh, Sơn Tây ít chịu ảnh hưởng của ngoại quốc, song một vài cơ sở sản xuất đã được thành lập tại Thái Nguyên vào năm 1898, và một tuyến đường sắt bằng vốn Pháp-Thanh đã được xây dựng từ năm 1904 đến 1907 để kết nối Thái Nguyên và Thạch Gia Trang ở tỉnh Hà Bắc ngày nay. Năm 1900, tổ chức bài ngoại Nghĩa Hòa đoàn đã đốt cháy một nhà thờ truyền giáo Anh tại Thái Nguyên, sau đó giết chết những người ngoại quốc và người Trung Quốc cải đạo theo Tây giáo. Điều này đã khiến phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ, cuối cùng lan đến Bắc Kinh.[3] Nghĩa Hòa Đoàn được cho là đã giết chết 100.000 thường dân khắp miền Bắc Trung Quốc,[4] trong đó có 32.000 người Trung Quốc theo Tây giáo.[5]


Sau năm 1911[sửa | sửa mã nguồn]



Giải phóng quân tiến vào Thái Nguyên tháng 4 năm 1949

Trong Cách mạng Tân Hợi, quân phiệt Diêm Tích Sơn tại Thiểm Tây đã chỉ huy lực lượng cách mạng địa phương đánh đuổi quân Thanh khỏi tỉnh, rồi tuyên bố độc lập khỏi triều Thanh. Diêm Tích Sơn sau đó được chính phủ Trung Hoa Dân Quốc bổ nhiệm chức Sơn Tây đô đốc, ông ủng hộ Viên Thế Khải xưng đế, vì thế được phong làm "nhất đẳng hầu". Năm 1917, không lâu sau khi Viên Thế Khải chết, Diêm Tích Sơn củng cố quyền thống trị Sơn Tây. Cho tới năm 1911, Sơn Tây là một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Hoa. Diêm Tích Sơn tin rằng, nếu không hiện đại hóa kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng, Sơn Tây sẽ không chống nổi các quân phiệt từ các nơi khác.

Ngày 18 tháng 12 năm 1931, một nhóm sinh viên tại Thái Nguyên tập hợp phản đối chính sách nhân nhượng Nhật Bản của chính phủ Nam Kinh. Cuộc biểu tình trở nên bạo lực đến nỗi cảnh sát Quốc dân đảng đã nổ súng vào đám đông. Sự kiện "Thảm sát 18/12" gây ra một làn sóng giận dữ, tạo điều kiện cho các thuộc hạ của Diêm Tích Sơn thừa cơ trục xuất các viên chức Quốc dân đảng khỏi tỉnh, viện cớ là để đảm bảo an ninh. Sau vụ này, tổ chức Quốc dân đảng tại Sơn Tây chỉ còn trên danh nghĩa, trung thành với Diêm Tích Sơn còn hơn cả với Tưởng Giới Thạch.[6] Năm 1934, Tưởng Giới Thạch đi máy bay đến Thái Nguyên, tại đó ông ta ca ngợi chính quyền của Diêm Tích Sơn có công giúp đỡ, ủng hộ Chính phủ Nam Kinh, trên thực tế là thừa nhận quyền thống trị Sơn Tây của Diêm Tích Sơn.

Quan hệ tài chính giữa Sơn Tây và chính phủ trung ương rất phức tạp. Diêm Tích Sơn đã tạo ra được một tổ hợp công nghiệp nặng xung quanh Thái Nguyên, nhưng không công khai ra bên ngoài Sơn Tây, có lẽ là để đánh lừa Tưởng Giới Thạch. Dù đạt được những thành công nhất định trong công cuộc hiện đại hóa nền công nghiệp Sơn Tây, Diêm Tích Sơn vẫn liên tiếp yêu cầu chính phủ trung ương hỗ trợ tài chính để dùng mở rộng đường sắt và những việc khác, nhưng đều bị từ chối.[7]

Năm 1916, ít nhất 10% trong số 11 triệu dân Sơn Tây nghiện thuốc phiện, điều này khiến Diêm Tích Sơn quyết định phải tiêu diệt nạn thuốc phiện sau khi lên nắm quyền. Trước tiên, Diêm Tích Sơn xử lý bọn buôn thuốc phiện và những người nghiện nặng, đưa những người nghiện nặng vào tù và đưa họ và gia đình họ ra trước công chúng để làm nhục. Rất nhiều người bị kết án đã chết vì bị cắt cơn đột ngột. Sau năm 1922, một phần do sự phản đối của công chúng, Diêm Tích Sơn từ bỏ chính sách trừng phạt, chuyển sang chính sách phục hồi nhân phẩm cho người nghiện, thông qua gia đình họ mà buộc họ phải bỏ thuốc phiện, và xây dựng các trại cai nghiện cho mục đích này.[8]

Tháng 2 năm 1936, dưới sự chỉ huy của Lưu Chí Đan và Từ Hải Đông, 34.000 quân Cộng sản đã xâm nhập vào tây nam Sơn Tây. Những người Cộng sản có được sự ủng hộ phổ biến của người dân, và, mặc dù họ ít hơn và được vũ trang kém, song đã thành công trong việc chiếm một phần ba phía nam của Sơn Tây trong vòng chưa đầy một tháng. Những người Cộng sản ở Sơn Tây đã hợp tác thông tin với các nông dân địa phương để né tránh và dễ dàng xác định vị trí các lực lượng của Diêm Tích Sơn. Khi quân chính phủ Trung ương được phái đến chi viện, quân Cộng sản buộc phải rút khỏi Sơn Tây, sau đó lực lượng Quốc Dân đảng vẫn còn ở Sơn Tây thể hiện sự thù địch với quyền cai trị của Diêm Tích Sơn, nhưng không ảnh hưởng đến quyền cai quản của ông.[9]

Năm 1936, quân Nhật và lực lượng Mông Cương đã xâm lược khu vực do Diêm Tích Sơn kiểm soát, gián điệp Nhật Bản đã phá hủy một kho hậu cần lớn ở Đại Đồng và thực hiện các hành vi phá hoại khác. Trong chiến tranh Trung-Nhật (1937-1935), hầu hết Sơn Tây đã nhanh chóng bị người Nhật tàn phá. Sau khi để mất thủ phủ Thái Nguyên, Diêm Tích Sơn di chuyển trụ sở của mình đến một nơi ẩn náu biệt lập ở Lâm Phần, chống lại nỗ lực kiểm soát hoàn toàn Sơn Tây của Nhật Bản. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân của Diêm Tích Sơn (bao gồm cả quân Nhật cũ) đã tổ chức chống lại những người Cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Quốc kéo dài trong bốn năm. Đến tháng 4 năm 1949, chính phủ Quốc dân để mất quyền kiểm soát miền Bắc Trung Quốc, quân cộng sản bao vây lực lượng của Diêm Tích Sơn. Sau chiến thắng trong chiến dịch Thái Nguyên, lực lượng cộng sản đã hoàn toàn kiểm soát Sơn Tây.

Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Sơn Tây nằm trong các kế hoạch "Tiểu tam tuyến kiến thiết" và "Chi viện nội địa", kinh tế xã hội vì thế từng có thời điểm đã phát triển một cách nhanh chóng. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, tại Sơn Tây đã tiến hành xây dựng chủ nghĩa tập thể, trong đó nổi bật là mô hình kinh tế tập thể chủ nghĩa tại thôn Đại Trại, Mao Trạch Đông từng ban ra lời hiệu triệu "Nông nghiệp học Đại Trại". Sau cải cách kinh tế, kinh tế Sơn Tây chuyển từ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên than đá phong phú dưới lòng đất sang dùng than đá để phát triển điện lực, than hóa học. Bước sang thế kỷ XXI, Sơn Tây đang nỗ lực tiến hành chuyển đổi mô hình kinh tế từ tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên sang phát triển công nghệ cao, các ngành công nghiệp có giá trị cao, và đã đạt được một số thành công.





Ngũ Đài Sơn, nơi có đỉnh cao nhất Hoa Bắc, đồng thời là một thánh địa của Phật giáo Trung Quốc

Sơn Tây nằm ở trung bộ lưu vực Hoàng Hà, ở phía tây của Thái Hành Sơn, có tọa độ giới hạn từ 34°34′-40°43′ vĩ Bắc và 110°14′—114°33′ kinh Đông. Lãnh thổ Sơn Tây có hình bình hành kéo dài từ đông bắc đến tây nam, với diện tích là khoảng 156.700 km², chiếm 1,6% tổng diện tích Trung Quốc, dài khoảng 682 km theo chiều bắc-nam, rộng khoảng 385 km theo chiều đông-tây. Thái Hành Sơn ngăn cách Sơn Tây với Hà Bắc ở phía đông; ở phía tây thì Hoàng Hà ngăn cách Sơn Tây với Thiểm Tây; nam và đông nam của Sơn Tây là Hà Nam; phía bắc Sơn Tây là khu tự trị Nội Mông.

Địa thế điển hình của Sơn Tây là lớp đất hoàng thổ bao trùm các cao nguyên sơn địa, bị giới hạn bởi Ngũ Đài Sơn và Hằng Sơn ở phía bắc, Thái Hành Sơn ở phía đông, Lã Lương Sơn ở phía tây. Địa thế của Sơn Tây nói chung là cao ở đông bắc, thấp ở tây nam. Vùng cao nguyên trong tỉnh nhấp nhô chứ không bằng phẳng, có các thung lũng sông dọc ngang. Địa mạo của Sơn Tây phức tạp và đa dạng: núi non, gò đồi, đài địa, bình nguyên, nhìn chung là núi nhiều sông ít, trong đó vùng núi non và gò đồi chiếm 80,1% diện tích của tỉnh, vùng đồng bằng và thung lũng sông chiếm 19,9% diện tích của tỉnh.[10] Phần lớn Thiểm Tây có cao độ trên 1.500 mét so với mực nước biển, điểm cao nhất là đỉnh chính Hiệp Đầu của Ngũ Đài Sơn với cao độ 3061,1 mét trên mực nước biển, cũng là đỉnh cao nhất vùng Hoa Bắc. Bồn địa thung lũng lớn nhất Sơn Tây là bồn địa Thái Nguyên kéo dài 160 km. Ở phía bắc Thái Nguyên có ba bồn địa riêng biệt, chúng đều là các khu vực canh tác, bồn địa Đại Đồng nằm xa hơn về phía bắc.

Sơn Tây có trên 1.000 sông lớn nhỏ, thuộc hai hệ thống sông lớn là Hoàng Hà và Hải Hà. Trong đó, con sông lớn thứ hai tại Trung Quốc- Hoàng Hà chảy từ bắc xuống nam dọc theo một hẻm núi ở ranh giới phía tây giữa Sơn Tây và Thiểm Tây, ở Phong Lăng Độ (風陵渡), Hoàng Hà chuyển hướng tây-đông và tạo thành một đoạn ranh giới giữa Sơn Tây và Hà Nam, tổng chiều dài Hoàng Hà tại Sơn Tây là 968 km. Ngoài Hoàng Hà ra, Sơn Tây có 5 sông có diện tích lưu vực trên 10.000 km², có 48 sông có diện tích lưu vực từ 1.000 km² đến 10.000 km², có 397 sông có diện tích lưu vực từ 100 km² đến 1.000 km².[10]Phần Hà là sông lớn nhất trong nội bộ Sơn Tây, chảy từ đông bắc xuống tây nam, chiều dài dòng chính là 694 km. Các chi lưu lớn của Hoàng Hà ở Sơn Tây bao gồm: Phần Hà, Thấm Hà, Đan Hà, Tốc Thủy Hà, Tam Xuyên Hà. Các chi lưu lớn của hệ thống Hải Hà trên địa bàn Sơn Tây là: Tang Can Hà, Hô Đà Hà, Trạc Chương Hà, Thanh Chương Hà. Diện tích lưu vực Hoàng Hà tại Sơn Tây là 97.138 km², chiếm 62% diện tích toàn tỉnh; diện tích lưu vực Hải Hà tại Sơn Tây là 59.133 km², chiếm 38% diện tích toàn tỉnh.

Ở các dãy núi, thường thấy một vài loại đất nâu nhạt hoặc đất rừng nâu, các thảo nguyên xuất hiện trên cao độ lớn hơn. Đất phù sa xuất hiện ở các khu vực trung bộ và nam bộ của Sơn Tây và chủ yếu tạo thành từ đất nâu đá vôi do Phần Hà bồi đắp. Tỉnh Sơn Tây cũng có trầm tích hoàng thổ và đá vôi. Nguồn tài nguyên hữu cơ tự nhiên của Sơn Tây không phải là nhiều, và có độ mặn quá mức.[11]

Sơn Tây nằm ở vùng có vĩ độ trung bình ở nội lục, thuộc vùng khí hậu ôn đới lục địa gió mùa, bán khô hạn. Do ảnh hưởng từ các nhân tố bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu gió mùa và vị trí địa lý, khí hậu Sơn Tây có đủ bốn mùa phân biệt, mưa nhiệt cùng lúc, ánh nắng đầy đủ, có sự khác biệt khí hậu đáng kể giữa nam và bắc, có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa mùa đông và mùa hè, ngoài ra giữa ngày và đêm cũng có sự chênh lệch nhiệt độ lớn. Nhiệt độ bình quân năm của các địa phương tại Sơn Tây biến đổi từ 4,2-14,2 °C,[10] về tổng thể thì tăng dần từ bắc xuống nam, thấp dần từ bồn địa lên vùng núi cao. Nhiệt độ trung bình tại Thái Nguyên vào tháng giêng là −7 °C và tăng lên 24 °C trong tháng 7; các số liệu tương ứng tại Đại Đồng là −16 °C và 22 °C.[11] Lượng giáng thủy trung bình năm của các địa phương tại Sơn Tây dao động từ 358-621 mm, thấp dần từ tây bắc đến đông nam, phân bố không đều theo mùa, tương đối tập trung vào mùa hè (từ tháng 6-8), chiếm 60% tổng lượng giáng thủy cả năm. Trong mùa đông, Sơn Tây thường xảy ra hạn hán do các cơn gió tây bắc khô thổi đến từ cao nguyên Mông Cổ. Trong mùa hè, gió mùa đông nam mang theo lượng ẩm thì lại bị Thái Hành Sơn chặn. Mưa đá là một mối nguy hiểm tự nhiên thường xuất hiện tại Sơn Tây, cùng với đó là nạn lũ lụt mà chủ yếu đe dọa khu vực dọc theo Phần Hà.


Sinh vật[sửa | sửa mã nguồn]


Mặc dù đã bị con người khai phá để tiến hành hoạt động canh tác trong một thời gian dài, người ta đã phát hiện được hơn 2700 loài thực vật có mạch trên địa bàn Sơn Tây, trong đó có 463 loài cây thân gỗ. Thảm thực vật Sơn Tây từ nam lên bắc có thể phân thành: nam bộ và đông nam bộ chủ yếu là rừng lá rộng rụng lá và cây bụi rụng lá thứ sinh: rừng lá rộng xanh mùa hè hoặc rừng hỗn giao lá kim lá rộng, có nhiều loại thực vật nhất; trung bộ chủ yếu là rừng lá kim và cây bụi trung sinh, cũng có các rừng lá rộng xanh hè, là khu vực có diện tích rừng lớn nhất; bắc bộ và tây bắc bộ là nơi phân bố của các đám cây bụi cỏ và thảo nguyên bán khô hạn, rất ít thực bì rừng, các loại thực vật chiếm ưu thế là cỏ ngọn dài (Stipa bungeana), các loại cỏ sống được trong môi trường hạn và ninh điều (Caragana intermedia intermedia), sa cức (Hippophae) và các loại khác. Thông đỏ bắc phương Nam (南方红豆杉, Taxus chinensis var. mairei) là loài thực vật được bảo hộ cấp một quốc gia tại Trung Quốc; các loài được bảo hộ ở cấp hai có mặt trên địa bàn Sơn Tây là: cây liên hương (Cercidiphyllum japonicum), cây sí quả du (Elaeagnus mollis), liễu thủy khúc (Fraxinus mandschurica), thu hạch đào (Juglans mandshurica Maxim), đoạn Amur "(Tilia amurensis). Sơn Tây có hơn 1000 loài thực vật có thể dùng làm dược liệu, phân bố rộng rãi trên vùng đồi núi, có tiếng là đảng sâm (Codonopsis pilosula), hoàng kỳ (Radix astragali), cam thảo (Glycyrrhiza uralensis), liên kiều (Forsythia suspensa) và các loại khác.

Tỷ lệ che phủ rừng của Sơn Tây đạt 18,03%,[10] rừng chiếm khoảng một phần năm diện tích của tỉnh.[11] Tuy nhiên, tỉnh còn lại khá ít các khu rừng tự nhiên, chúng nằm ở những vùng đất nhỏ biệt lập tại sườn núi hướng về phía bắc. Tại Trung Điều Sơn (中条山) ở xa về góc đông nam của tỉnh, gần ranh rới với tỉnh Hà Nam, có một dải rừng nguyên sinh lớn. Sơn Tây cũng tiến hành trồng rừng trên khắp địa bàn, bao gồm cả việc trồng cây ở sát ngay các khu đất canh tác và trên các sườn núi.

Việc phá hủy các khu rừng nguyên sinh trong thời cổ đại đã loại bỏ hầu hết các loại động vật hoang dã tại Sơn Tây. Hiện nay, các loài động vật hoang dã ở Sơn Tây chủ yếu là loài sống trên cạn, đã biết được 439 loại (kể cả các loài đã tuyệt chủng). Trong đó, tỉnh có 71 loài động vật quý hiếm được bảo hộ trọng điểm cấp quốc gia, trong đó có 17 loại được bảo hộ cấp 1: Gà lôi tai nâu (Crossoptilon mantchuricum), đại bàng vàng (Aquila chrysaetos), cò quăm mào Nhật Bản (Nipponia nippon), hạc trắng (Ciconia ciconia), hạc đen (Ciconia nigra), đại bàng biển đuôi trắng (Haliaeetus leucoryphus), đại bàng đuôi trắng (Haliaeetus albicilla), sếu Nhật Bản (Grus japonensis), ô tác lớn (Otis tarda), chim diều râu (Gypaetus barbatus), Ichthyaetus relictus, hổ, báo hoa mai, hươu xạ Siberi (Moschus moschiferus), hươu xạ lùn (Moschus berezovskii). Các loài động vật hoang dã được bảo hộ trọng điểm cấp tỉnh có diệc xám (Ardea cinerea), gõ kiến nhỏ đầu xám (Picoides canicapillus) và 27 loại khác.[10]



Theo điều tra mẫu, cuối năm 2011, tỉnh Sơn Tây có 35.933.000 người, tăng 192.000 người so với năm trước. Trong năm này, tỷ lệ sinh của Sơn Tây là 10,47‰, còn tỷ lệ tử vong là 5,61‰, tỷ số giới tính khi sinh là 113,14 nam/100 mữ.[10] Hầu hết cư dân Sơn Tây là người Hán, cuối năm 2011 họ chiếm 99,7% tổng số dân cư.

Phần lớn người Hán tại Sơn Tây nói tiếng Tấn, riêng cư dân hai địa cấp thị Lâm Phần và Vận Thành ở hạ du Phần Hà, tại tây nam của Sơn Tây, nói phương ngữ Phần Hà của Quan thoại Trung Nguyên. Tiếng Tấn được một số người phân là một nhánh của Quan thoại, song cũng có người xem nó là một nhánh riêng biệt của tiếng Hán. Trên địa phận Sơn Tây, phương ngữ Tịnh Châu của tiếng Tấn được nói tại trung bộ, bao gồm Thái Nguyên và Tấn Trung; phương ngữ Lữ Lương được nói tại phía tây của trung bộ, bao gồm Lữ Lương và 5 huyện tây bắc của Lâm Phần; phương ngữ Thượng Đản được nói tại đông nam bộ ở chân núi phía tây Thái Hành Sơn, bao gồm Trường Trị và Tấn Thành; phương ngữ Ngũ Đài được nói tại bắc bộ Sơn Tây, bao gồm Hãn Châu; phương ngữ Đại Đồng được nói tại khu vực Đại Đồng.[12]

Các cộng đồng thiểu số tại Sơn Tây bao gồm người Hồi ở khu vực Thái Nguyên-Du Thứ, và một số người Mông Cổ và người Mãn sinh sống quanh Đại Đồng. Cư dân Sơn Tây tập trung đông đúc tại bồn địa Thái Nguyên, khu vực đông nam quanh Trường Trị và thung lũng Phần Hà.



Tỉnh Sơn Tây được chia ra 11 đơn vị cấp địa khu, tất cả đều là địa cấp thị:











































































Bản đồ
#
Tên
Thủ phủ
Chữ Hán
Bính âm
Dân số (2010)
Diện tích
(km²)
Mật độ
(người/km²)
Shanxi prfc map.png
— Địa cấp thị —
1
Thái Nguyên
Hạnh Hoa Lĩnh
太原市
Tàiyuán Shì
4.201.591
6.959
603,8
2
Trường Trị
Thành khu
长治市
Chángzhì Shì
3.334.564
13.864
204,5
3
Đại Đồng
Thành khu
大同市
Dàtóng Shì
3.318.057
14.176
234,1
4
Tấn Thành
Thành khu
晋城市
Jìnchéng Shì
2.279.151
9.484
240,3
5
Tấn Trung
Du Thứ
晋中市
Jìnzhōng Shì
3.249.425
16.408
198,0
6
Lâm Phần
Nghiêu Đô
临汾市
Línfén Shì
4.316.612
20.275
212,9
7
Lã Lương
Ly Thạch
吕梁市
Lǚliáng Shì
3.727.057
21.143
176,3
8
Sóc Châu
Sóc Thành
朔州市
Shuòzhōu Shì
1.714.857
10.662
160,8
9
Hãn Châu
Hãn Phủ
忻州市
Xīnzhōu Shì
3.067.501
25.180
121,8
10
Dương Tuyền
Thành khu
阳泉市
Yángquán Shì
1.368.502
4.451
307,5
11
Vận Thành
Diêm Hồ
运城市
Yùnchéng Shì
5.134.794
14.106
364,0

11 đơn vị cấp địa khu này được chia ra 119 các đơn vị cấp huyện (23 quận, 11 thành phố cấp huyện, và 85 huyện). Các đơn vị này lại được chia ra làm 1388 các đơn vị cấp hương (561 trấn, 634 hương, và 193 phó quận).



Nhà máy nhiệt điện dùng than đá tại Sóc Châu

Do xảy ra hiện tượng xói mòn trên phạm vi rộng, chỉ một phần ba diện tích Sơn Tây là đất canh tác. Sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đã có những nỗ lực nhằm bảo toàn đất và nước trên quy mô rộng lớn, tạo ra loại ruộng bậc thang, trồng cây gây rừng, đào kênh mương thủy lợi, đắp bờ các mảnh đất canh tác, khử mặn, và cải tạo đất ven sông. Ở cực bắc của tỉnh, mùa sinh trưởng của cây trồng rất ngắn chỉ với 120 ngày, mùa đông lạnh và kéo dài khiến cho chỉ canh tác được một vụ kê có bông, lùa mì xuân, yến mạch trần, khoai tây và vừng mỗi năm. Ở phần còn lại của tỉnh, ngoại trừ các khu vực đồi núi, mùa sinh trưởng kéo dài hơn (210 ngày), cho phép canh tác ba vụ hai năm hoặc hai vụ một năm. Một số thuốc lá và lạc cũng như cây ăn quả được trồng tại các vùng bồn địa trung bộ và đồng bằng ven Hoàng Hà.[13] Năm 2011, đầu tư cho "tam nông" tại Sơn Tây đạt 65 tỷ NDT, tổng sản lượng lương thực đạt 11.930.000 tấn.[10]

Trên địa bàn Sơn Tây đã phát hiện được hơn 120 loại khoáng sản, trong đó đã xác minh được trữ lượng của 70 loại. Vào năm 2011, trữ lượng than đá của Sơn Tây đạt 267,379 tỷ tấn, chiếm 20% tổng trữ lượng than đá của Trung Quốc. Các chủng loại khoáng sản có trữ lượng đứng vào hàng đầu toàn quốc của Sơn Tây là: khí vỉa than, bô xít, perlite, gali, zeolit, rutile, muối magiê, mirabilite, feldspat kali, ilmenite, đá vôi, feldspat, thạch cao, coban, đồng và các loại khác.[10]

Theo hạch toán sơ bộ, tổng GDP của Sơn Tây vào năm 2011 là 1.110,02 tỷ NDT, tăng trưởng 13% so với năm trước. Trong đó, khu vực một đạt giá trị 64,14 tỷ NDT, khu vực hai đạt giá trị 657,78 tỷ NDT, khu vực ba đạt giá trị 388,09 tỉ NDT. Trong năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Sơn Tây là 14,76 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 9,33 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 5,43 tỷ USD.[10]

Ngành công nghiệp của Sơn Tây dựa trên cơ sở nguồn tài nguyên than đá phong phú, tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp nặng tại Thái Nguyên-Tấn Trung. Ngành gang thép sản xuất ra thép thỏi, gang thỏi, và các sản phẩm thép hoàn chỉnh. Ngoài ra Sơn Tây còn có các ngành cơ cấu hạng nặng, hóa chất công nghiệp, phân bón hóa học, như xi măng, giấy, dệt may, xay bột, và rượu. Các trung tâm khai mỏ và gang thép khác bao gồm Dương Tuyền, Trường Trị, Đại Đồng và Lâm Phần. Từ thập niên 1980, Sơn Tây cũng phát triển mạnh mẽ các ngành điện tử, dệt may, chế biến thực phẩm, nhựa gia dụng. Các sản phẩm đặc sản của địa phương phải kể đến như Phần tửu (汾酒), một loại rượu mùi làm từ lúa miến của thôn Hạnh Hoa.[13]



Ẩm thực Sơn Tây được biến đến nhiều nhất với đặc điểm sử dụng rộng rãi các loại giấm địa phương làm gia vị và với các món mì. Một món ăn bắt nguồn từ Thái Nguyên có tên là Thái Nguyên đầu não (太原头脑), món canh này nấu với các nguyên liệu gồm thịt cừu, sơn dược, rễ sen, hoàng kì, hành củ, cũng như rượu để thêm mùi vị, thưởng thức bằng cách nhúng những chiếc bánh không có men vào canh, và được cho là có thể chữa bệnh. Không kể việc sử dụng thịt lợn và thịt gà, một trong những loại thịt phổ biến nhất ở Sơn Tây là thịt cừu non, cũng như một số bộ phận khác trong cơ thể của dê hoặc cừu. Chẳng hạn, súp thịt cừu thường được nấu với gan, dạ dày, và một số các cơ quan khác của cừu.

Tấn kịch (晋剧) là một thể loại hí khúc phổ biến tại Sơn Tây. Loại hình nghệ thuật này được đại chúng hóa trong thời gian cuối thời nhà Thanh, với sự trợ giúp của các thương nhân Sơn Tây-những người mà khi ấy hoạt động trên khắp Trung Quốc. Cũng được gọi là Trung lộ bang tử (中路梆子), nó là một loại hình bang tử(梆子), một nhóm các loại hình nhạc kịch thường được phân biệt bằng việc sử dụng sinh tiền để tạo ra nhịp và bởi một phong cách hát mạnh mẽ hơn; Tấn kịch cũng được bổ sung bằng khúc tử (曲子), một thuật ngữ chung để chỉ các loại nhạc kịch du dương hơn ở xa về phía nam. Bồ kịch (蒲剧), bắt nguồn từ nam bộ Sơn Tây, là một thể loại bang tử cổ xưa hơn, sử dụng âm trình rất rộng.

Tấn thương (晋商), tức các thương nhân Sơn Tây đã tạo thành một hiện tượng lịch sử kéo dài trong nhiều thế kỷ từ thời Tống đến thời Thanh, Các thương nhân Sơn Tây có phạm vi hoạt động xa và rộng kéo dài từ Trung Á đến vùng bờ biển phía đông Tung Quốc. Thời Thanh, các thương nhân Sơn Tây kiểm soát giao thương cả hai phía của Trường Thành. Đến cuối thời Thanh, một sự phát triển mới lại xuất hiện: việc tạo ra phiếu hiệu (票号), mà về bản chất cung cấp các dịch vụ như chuyển tiền, giao dịch, tiền gửi và vay mượn giống như ngân hàng. Sau khi phiếu hiệu đầu tiên được thành lập tại Bình Dao, các chủ hiệu Sơn Tây đã thống trị thị trường tài chính Trung Quốc trong hàng thế kỷ cho đến khi triều Thanh sụp đổ và các ngân hàng Anh xuất hiện.




  • Thành cổ Bình Dao là một di sản thế giới nằm ở huyện cùng tên thuộc Tấn Trung, cách thủ phủ Thái Nguyên 80 km. Nơi đây từng là một trung tâm tài chính lớn của Trung Quốc, nổi danh với việc còn bảo tồn được nhiều đặc điểm văn hóa, kiến trúc và lối sống Hán từ thời Minh-Thanh.

  • Hang đá Vân Cương, hang đá nhân tạo nông nằm gần Đại Đồng. Có trên 50.000 hình và tượng Phật và Bồ Tát được trạm khắc bên trong các hang động, cao từ 4 cm đến 7 mét và cũng là một di sản thế giới.

  • Ngũ Đài Sơn có điểm cao nhất của Sơn Tây. Nó được biết đến như là nơi cư trú của Văn Thù Bồ Tát, và vì thế cũng là một điểm hành hương Phật giáo lớn, với nhiều chùa và cảnh đẹp tự nhiên. Các điểm đáng chú ý bao gồm các chính điện làm bằng gỗ có niên đại từ thời Đường của chùa Nam Thiền và chùa Phật Quang, cũng như Đại Bạch tháp tại chùa Tháp Viện được xây dựng từ thời Minh.

  • Hằng Sơn, tại Hồn Nguyên, là một trong "Ngũ Lạc" của Trung Quốc, và cũng là một địa điểm tâm linh chính của Đạo giáo. Không xa Hằng Sơn là của Huyền Không nằm trên vách đá và đã tồn tại trong suốt 1400 bất chấp các trận động đất đã từng xảy ra trong khu vực.

  • Phật Cung tự Thích Ca tháp, nằm ở huyện Ứng, là một ngôi tháp được xây dựng vào năm 1056 dưới thời Liêu. Tháp có hình bát giác với chín tầng (từ ngoài có thể nhận thấy là có năm tầng), và cao 67 m (220 ft), là tháp gỗ cao nhất trên thế giới. Đây cũng là tháp hoàn toàn bằng gỗ cổ nhất còn tồn tại ở Trung Quốc.

  • Thác Hồ Khẩu nằm trên dòng chính của Hoàng Hà trên ranh giới giữa Sơn Tây và Thiểm Tây. Với độ cao 50 mét, nó là tháp cao thứ hai tại Trung Quốc.

  • Đại Trại là một thôn tại huyện Tích Dương. Thôn nằm trên địa hình đồi núi, khó khăn, song là một điểm linh thiêng trong Cách mạng Văn hóa, khi nó trở thành gương mẫu cho toàn thể dân tộc về sức mạnh của giai cấp vô sản, đặc biệt là nông dân.

  • Nương Tử Quan nằm ở đông bắc của huyện Bình Định, thuộc ranh giới giữa Sơn Tây và Hà Bắc, là một quan ải trứ danh của Vạn Lý Trường Thành, thôn Nương Tử Quan là một thôn cổ nổi tiếng.

  • Sơn Tây cũng từng là vùng căn cứ địa cách mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các di tích nổi tiếng là tổng bộ Bát lộ quân, công xưởng binh khí Bát lộ quân động Hoàng Nhai ở Lê Thành, nhà kỉ niệm Lưu Hồ Lan ở Văn Thủy.

Đường phố ở Vận Thành

Sơn Tây có các sân bay dân dụng: sân bay Vương Thôn Trường Trị, sân bay Vân Cương Đại Đồng, sân bay Kiều Lý Lâm Phần, sân bay Lã Lương, sân bay quốc tế Vũ Túc Thái Nguyên, sân bay Ngũ Đài Sơn, sân bay Quan Công Vận Thành. Trong năm 2011, các sân bay dân dụng của Sơn Tây đã khởi hành 76.300 chuyến bay, vận chuyển được 7.260.000 lượt khách và 44.500 tấn hàng hóa. Sân bay quốc tế Vũ Túc Thái Nguyên có 85 đường bay nối đến 54 thành phố.[10]

Sơn Tây phụ thuộc nhiều vào vận tải đường sắt, loại hình vận tải này đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa công nghiệp và thực phẩm trong và liên tỉnh. Tuyến đường sắt dài nhất của Sơn Tây là đường sắt Đồng-Bồ, chạy từ Đại Đồng ở cực bắc xuống đến Phong Lăng Độ ở tây nam (giao giới giữa Sơn Tây-Thiểm Tây-Hà Nam). Có nhiều tuyến đường sắt khác chạy ngang qua Sơn Tây, quan trọng nhất là tuyến đường sắt Kinh-Bao, ngoài ra còn có nhiều tuyến nhánh được xây dựng trong thời gian gần đây để kết nối các tuyến đường sắt chính với các điểm công nghiệp và khai mỏ. Năm 2011, tổng lý trình đường sắt hoạt động của Sơn Tây là 3773,7 km.

Sơn Tây đã mở rộng các tuyến đường cao tốc, đường dài và đường mọi thời tiết, đặc biệt là tại hay gần các đô thị lớn và các khu khai mỏ, nhiều tuyến đường đóng vai trò là tuyến trung chuyển đến mạng lưới đường sắt. Năm 2011, tổng lý trình công lộ thông xe của Sơn Tây là 135.000 km, trong đó có 4.005 km công lộ cao tốc. Từ Thái Nguyên đến các địa cấp thị khác chỉ mất có ba giờ nếu đi theo đường cao tốc, 82% số huyện/thị/khu có đường cao tốc chạy qua. Năm 2011, hệ thống công lộ của Sơn Tây đã thực hiện vận chuyển 652 triệu tấn hàng hóa và 329 triệu lượt người.[10]

Các thuyền đáy bằng nhỏ có thể thông hành trên Phần Hà, xa đến Lâm Phần về phía bắc. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng hóa trên Phần Hà, cũng như đoạn chảy theo hướng bắc-nam của Hoàng Hà, là không đáng kể.


Các trường đại học và cao đẳng[sửa | sửa mã nguồn]



Các trường đại học và cao đẳng lớn ở Sơn Tây:


Tất cả các trường trên trực thuộc quản lý của chính quyền tỉnh Sơn Tây




  1. ^ nay thuộc địa cấp thị Thái Nguyên, Sơn Tây)

  2. ^ nay thuộc huyện Khúc Ốc, Sơn Tây

  3. ^ nay thuộc đông nam huyện Dực Thành, Sơn Tây

  4. ^ nay thuộc huyện cấp thị Hầu Mã, Sơn Tây

  5. ^ nay thuộc Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây

  6. ^ nay thuộc địa cấp thị Lân Phần, tỉnh Sơn Tây

  7. ^ nay thuộc tây bắc huyện Hạ, tỉnh Thiểm Tây

  8. ^ dãy núi nằm ở phía tây tỉnh Sơn Tây, phía tây dãy núi này là Thiểm Tây

  9. ^ trung tâm ở Trường Trị, đông nam bộ Sơn Tây ngày nay

  10. ^ ở bắc bộ Thiểm Tây ngày nay

  11. ^ nay thuộc địa cấp thị Lữu Lương, tỉnh Sơn Tây

  12. ^ nay thuộc địa cấp thị Trường Trị, tỉnh Sơn Tây

  13. ^ nay thuộc địa cấp thị Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây




  1. ^ “趣味文字:中国各省及自治区名称历史由来和变化”. 人 民 网. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2013. 

  2. ^ a ă “历史沿革”. 山西门户网站. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2013. 

  3. ^ a ă Boxer, Baruch. “Shanxi”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2013. 

  4. ^ Rummel, Rudolph J.: China's Bloody Century: Genocide and Mass Murder Since 1900 (1991); Lethal Politics: Soviet Genocide and Mass Murder Since 1917 (1990); Democide: Nazi Genocide and Mass Murder (1992); Death By Government (1994), http://www2.hawaii.edu/~rummel/welcome.html.

  5. ^ Hammond Atlas of the 20th century (1996)

  6. ^ Gillin, Donald G. (1967). Warlord: Yen Hsi-shan in Shansi Province 1911-1949. Princeton, New Jersey: Princeton University Press. tr. 122–123. 

  7. ^ Gillin, Donald G. (1967). Warlord: Yen Hsi-shan in Shansi Province 1911-1949. Princeton, New Jersey: Princeton University Press. tr. 193. 

  8. ^ Gillin, Donald G. (1967). Warlord: Yen Hsi-shan in Shansi Province 1911-1949. Princeton, New Jersey: Princeton University Press. tr. 38–40. 

  9. ^ Gillin, Donald G. (1967). Warlord: Yen Hsi-shan in Shansi Province 1911-1949. Princeton, New Jersey: Princeton University Press. tr. 220–221. 

  10. ^ a ă â b c d đ e ê g h “山西”. 中央政府门户网站. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2013. 

  11. ^ a ă â Baruch Boxer. “Shanxi”. Encyclopædia Britannica,. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2013. 

  12. ^ Kurpaska, Maria (2010). Chinese Language(s): A Look Through the Prism of The Great Dictionary of Modern Chinese Dialects. Walter de Gruyter. tr. 68. ISBN 978-3-11-021914-2. 

  13. ^ a ă Boxer, Baruch. “Shanxi”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2013. 


Quốc gia cổ trong lịch sử Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt



Loạt bài
Lịch sử Việt Nam
Bản đồ Việt Nam


Thời tiền sử



Hồng Bàng



An Dương Vương


Bắc thuộc lần I (207 TCN - 40)
   Nhà Triệu (207 - 111 TCN)
Hai Bà Trưng (40 - 43)
Bắc thuộc lần II (43 - 541)
   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 - 602)
Bắc thuộc lần III (602 - 905)
   Mai Hắc Đế
   Phùng Hưng
Tự chủ (905 - 938)
   Họ Khúc
   Dương Đình Nghệ
   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 - 967)
   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 - 980)
Nhà Tiền Lê (980 - 1009)
Nhà Lý (1009 - 1225)
Nhà Trần (1225 - 1400)
Nhà Hồ (1400 - 1407)
Bắc thuộc lần IV (1407 - 1427)
   Nhà Hậu Trần
   Khởi nghĩa Lam Sơn


Nhà Hậu Lê
   Nhà Lê sơ (1428 - 1527)
   Lê
   trung
   hưng
(1533 - 1789)
Nhà Mạc (1527 - 1592)
Trịnh-Nguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)
Nhà Nguyễn (1802 - 1945)
   Pháp thuộc (1887 - 1945)
   Đế quốc Việt Nam (1945)
Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975)
   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
   Quốc gia Việt Nam
   Việt Nam Cộng hòa
   Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)

Xem thêm


  • Vua Việt Nam

  • Nguyên thủ Việt Nam

  • Các vương quốc cổ

  • Niên biểu lịch sử Việt Nam
sửa










Trên lãnh thổ của nước Việt Nam hiện đại, bên cạnh Văn Lang là quốc gia tiền thân của Việt Nam, đã từng có mặt các vương quốc cổtiểu quốc cổ khác đã bị diệt vong:


  • Việt Thường: (? TCN - ? TCN) ở Bắc Trung Bộ.

  • Âu Lạc: (thế kỷ 3 TCN) ở miền Bắc.

  • Nam Việt: (207 - 111 TCN) ở miền Bắc.

  • Chăm Pa: (192 - 1832) ở miền Trung.

  • Phù Nam: (1 - 630) ở miền Nam.

  • Vạn Xuân: (544 - 602) ở miền Bắc.

  • Chân Lạp: (717 - 877 ở miền Nam)

  • Tiểu quốc Bồn Man: (1369 - 1478) ở vùng phía tây Bắc Trung Bộ và Tây Bắc

  • Tiểu quốc Jarai: ở vùng bắc Tây Nguyên

  • Tiểu quốc Adham: ở vùng trung Tây Nguyên

  • Tiểu quốc Mạ: ở vùng nam Tây Nguyên

  • Vương quốc Sedang: (1888 - 1890) ở Tây Nguyên.

  • Xích Quỷ: Quốc gia cổ đầu tiên của người Bách Việt bao gồm cả người Lạc Việt được thành lập vào năm 2879 TCN, theo truyền thuyết của Việt Nam

  • Nước Nam Cương theo truyền thuyết của người Tày và nước Tây Âu theo truyền thuyết của người Choang là những vương quốc của người Âu Việt nằm ở phía Đông Bắc nước Văn Lang








Máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ tư – Wikipedia tiếng Việt



Máy bay được xếp hạng là máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ tư là những chiếc được đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian từ 1980-2010, thể hiện những khái niệm thiết kế của thập kỷ 1970. Những bản thiết kế thế hệ thứ tư bị ảnh hưởng nhiều từ những bài học có được từ những thế hệ máy bay chiến đấu trước đó. Những chiếc đại diện cho thế hệ này gồm loạt máy bay chiến đấu "mới" của Hoa Kỳ (F-14, F-15, F-16, và F/A-18) cùng những chiếc MiG-29 và Su-27 của Xô viết. Giá thành ngày càng cao cộng với những thành công rõ ràng của những chiếc máy bay chiến đấu đa chức năng như F-4 Phantom II khiến những chiếc máy bay loại này ngày càng trở nên phổ biến. Những tên lửa không đối không tầm xa, trước kia được cho là đã khiến những trận không chiến tầm gần trở thành dĩ vãng, đã được chứng minh là mang lại ít hiệu quả hơn mong đợi; vì thế các nhà thiết kế đã quay sang nhấn mạnh trên khả năng thao diễn.

Sự tiến bộ nhanh chóng của máy vi tính trong thập kỷ 1980 và 90 đã cho phép nâng cấp liên tục các ứng dụng điện tử vào máy bay trong suốt quãng đời hoạt động của chúng, các hệ thống mới được tích hợp thêm như mạng điện tử quét chủ động (AESA), kênh điện tử số (digital avionics buses), và tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST). Nhờ những cải tiến tăng cường tính năng, những chiếc máy bay đó và những bản thiết kế mới trong thập kỷ 1990 đã có thêm nhiều khả năng mới, thỉnh thoảng thuật ngữ thế hệ thứ 4.5 được sử dụng để chỉ những chiếc máy bay loại này. Và thuật ngữ này cũng mang chủ đích phản ánh một lớp máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đã được tích hợp những cải tiến mang tính cách mạng như các kênh điện tử tích hợp và những yếu tố tàng hình khác. Ví dụ đầu tiên của thế hệ này là chiếc F/A-18E/F Super Hornet, một phiên bản cải tiến của chiếc Hornet thập kỷ 1970. Chỉ riêng các tính năng khí động học căn bản vẫn giữ như cũ, các bộ phận khác đều được cải tiến: buồng lái toàn kính, radar AESA trạng thái rắn mạng pha chủ động, động cơ mới, các vật liệu khung bằng composite nhằm giảm trọng lượng và hình dạng hơi được sửa đổi để giảm diện tích phản hồi radar.



Su-30 của Nga kèm theo vũ khí trong triển lãm tại Zhukovskiy, Moskva năm 2007



Danh sách các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư[sửa | sửa mã nguồn]


MiG-29 2 chỗ ngồi của Nga





Dự án hủy bỏ[sửa | sửa mã nguồn]



Tính năng thao diễn[sửa | sửa mã nguồn]


Từ trước tới nay tính năng thao diễn luôn được coi là một trong những điểm quan trọng nhất trong thiết kế máy bay, bởi nó cho phép máy bay đạt được vị trí thích hợp nhất cho việc sử dụng vũ khí trong khi khiến đối thủ không thể sử dụng vũ khí của họ. Điều này có thể xảy ra ở tầm xa (vượt quá tầm nhìn (BVR)) hay tầm gần (trong tầm nhìn (WVR)). Ở tầm gần, vị trí lý tưởng là phía sau máy bay địch, nơi có thể ngắm hay phát hỏa vũ khí và đuôi phụt khí nóng của máy bay trước chính là mục tiêu tuyệt vời cho các tên lửa tìm nhiệt. Ở tầm xa, tuy khó quan sát bằng quang học, nhưng dù sao vẫn có lợi thế ngăn chặn máy bay địch trước khi chúng tiếp cận mục tiêu.

Hai mục tiêu đó đều là yêu cầu thiết kế - ngăn chặn đòi hỏi có tốc độ tốt, trong khi ở tầm gần đòi hỏi khả năng đổi hướng và tăng tốc nhanh chóng. Trước thập niên 1970, quan điểm phòng thủ thông thường cho rằng tên lửa sẽ đưa các cuộc đối đầu tầm gần vào dĩ vãng và vì thế các tính năng thao diễn là không cần thiết. Thực tế chiến đấu cho thấy điều này không chính xác vì chất lượng tên lửa không tốt. Dù các cải tiến trong công nghệ tên lửa có thể giúp điều này trở thành hiện thực, kinh nghiệm cho thấy các bộ phận cảm biến không phải lúc nào cũng hoạt động hoàn hảo và các máy bay chiến đấu sẽ cần khả năng tiếp cận và thao diễn tầm gần. Vì thế trong khi những chiếc máy bay phản lực chiến đấu thế hệ thứ ba đầu tiên (như chiếc F-4 và Mig-23) được thiết kế với tính năng đánh chặn và có nhấn mạnh thêm khả năng thao diễn, thì những chiếc đánh chặn ở thế hệ thứ tư chú trọng nhất tới tính thao diễn.

Hai yếu tố chính ảnh hưởng tới khả năng thao diễn máy bay - khối lượng năng lượng do động cơ tạo ra, và khả năng kiểm soát các bề mặt của máy bay để hướng năng lượng đó theo các hướng khác nhau. Khả năng thao diễn chiến đấu (ACM) phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát năng lượng, bởi năng lượng là tổng của độ cao và tốc độ. Máy bay càng có năng lượng lớn càng phải có độ linh hoạt trong kiểm soát hướng phụt cao. Một máy bay có năng lượng thấp là một mục tiêu bất động và không được bảo vệ. Cần nhớ rằng năng lượng không phải lúc nào cũng cân bằng với tốc độ; tuy nhiều năng lượng sẽ mang lại khả năng tăng tốc tốt, nhưng tốc độ tối đa của máy bay được quyết định ở việc nó tạo ra bao nhiêu sức cản với không khí. Chính đây là điểm cần tính toán để có mức cân bằng hợp lý. Những mẫu thiết kế mức cản không khí thấp có cánh rất nghiêng, nhỏ và mập để khuấy động dòng không khí ở mực độ thấp nhất. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa chúng bị thu hẹp đáng kể khả năng biến đổi dòng không khí, là mấu chốt cho khả năng thao diễn của máy bay.

Có hai chỉ số về các yếu tố này. Khả năng quay vòng của một chiếc máy bay có thể được tính phỏng chừng theo chất tải cánh, được xác định khi lấy tổng khối lượng máy bay chia cho các diện tích nâng của nó. Cánh chất tải lớn ít có khả năng tạo thêm lực nâng phụ, và vì thế làm giảm khả năng quay vòng, trong khi những cánh chất tải nhỏ có khả năng tạo thêm lực nâng phụ và vì thế có lực nâng tiềm tàng lớn hơn. Một cách ước tính khả năng tăng tốc là lấy lực đẩy động cơ máy bay chia cho tỷ lệ trọng lượng


































Bảng tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng và trọng lượng trên cánh

Tỷ lệ
Lực đẩy/
Trọng lượng
Trọng lượng
cánh
kg/m²
Ghi chú
Rafale F2
1.133045300 l nhiên liệu trong
Typhoon
1.183004700 l nhiên liệu trong
F-2
0.89430
MiG-29SM
1.13411
Su-27



Su-30
1.10414Ấn Độ Su-30MKI có bộ phận chỉnh hướng phụt
J-10
1.10300Phiên bản cải tiến dự tính có bộ phận chỉnh hướng phụt
Gripen
0.94341
F-22A
1.234213000 l nhiên liệu trong và bộ phận chỉnh phụt 2 hướng
F-35A
0.83446

Ghi chú:


  • các giá trị lấy theo trọng lượng cất cánh thông thường, trừ khi được ghi chú đặc biệt.

  • một số trọng lượng cất cánh và lực đẩy không phải là con số chính thức; vì thế chúng là giá trị ước tính.

Điều chỉnh hướng phụt[sửa | sửa mã nguồn]


Động cơ điều chỉnh phụt mọi hướng của MiG-35

Điều chỉnh hướng phụt luồng khí là một công nghệ mới được đưa vào nhằm tăng hơn nữa khả năng quay vòng của máy bay chiến đấu. Bằng cách điều chỉnh hướng phụt của dòng khí phản lực, máy bay có thể chuyển đổi trực tiếp năng lượng động cơ thành những thay đổi hướng, hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc sử dụng sự kiểm soát bề mặt máy bay. Kỹ thuật này đã được áp dụng cho chiếc Mikoyan MiG-35, Sukhoi Su-30MKI và những phiên bản sau này, chiếc F-22 Raptor. Người Mỹ đã thử nghiệm kỹ thuật mới trên những chiếc F-16 và F-15, nhưng chỉ áp dụng chính thức trên chiếc F-22 Raptor. Một số thông tin cho thấy chiếc J-10 và Typhoon cũng có thể sẽ được tích hợp công nghệ điều khiển hướng phụt.


Siêu tốc[sửa | sửa mã nguồn]


Siêu tốc là khả năng vượt một cách hiệu quả bức tường âm thanh của máy bay mà không cần sử dụng buồng đốt lần hai. Vì những hiệu ứng cản không khí phụ thêm, máy bay chiến đấu mang vũ khí ngoài phải chịu thêm nhiều lực cản khi đạt tới tốc độ gần âm thanh, khiến nó không thể hay không được phép vượt bức tường âm thanh nhằm tiết kiệm nhiên liệu. Dù khi không mang vũ khí các máy bay chiến đấu dễ dàng vượt qua Mach 1 và 2 khi tái đốt nhiên liệu, và loại English Electric Lightning có khả năng vượt qua Mach 1 mà không cần sử dụng tính năng đó, tuy nhiên chúng cũng chỉ là trong tập huấn thông thường và không mang theo vũ khí.

Nhờ những cải thiện về năng suất động cơ cũng như những thiết kế phù hợp khí động học hơn của khoang chứa, hiện nay các máy bay chiến đấu có thể đạt tới siêu tốc khi mang vũ khí. Chiếc Typhoon và chiếc F-22 (thế hệ thứ năm) là những chiến đấu cơ hiện đại duy nhất có khả năng này. Dassault tuyên bố chiếc Rafale có thể vượt ngưỡng âm thanh nhưng tuyên bố này chưa được chứng minh. Chiếc Typhoon có thể đạt tốc độ Mach 1.5 khi mang sáu tên lửa và không mang thùng dầu phụ, hay Mach 1.3 khi mang đủ vũ khí. Dù các tính năng kỹ thuật còn chưa được công bố, chiếc F-22 được tin rằng có tính năng tốc độ ưu việt, vì nó chứa vũ khí ở khoang bên trong.


Thiết bị điện tử[sửa | sửa mã nguồn]





Buồng lái Su-35, máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Không quân Nga

Điện tử hàng không là cách diễn đạt tất cả các hệ thống điện tử lắp đặt trên một máy bay, hiện này các thiết bị này ngày có tính phức tạp cũng tầm quan trọng lớn hơn. Các nhân tổ chủ chốt của hệ thống điện tử là các cảm biến (radar và cảm ứng hồng ngoại), các máy tính và các kênh dữ liệu, và giao diện người dùng. Vì chúng có thể được tháo dỡ và thay thế hoàn toàn bằng kỹ thuật mới, nên trong suốt thời gian hoạt động của máy bay, các hệ thống điện tử được nâng cấp liên tục. Các chi tiết về các hệ thống đó được bảo vệ rất cẩn mật. Bởi vì nhiều loại máy bay xuất khẩu chỉ được trang bị các hệ thống điện tử lỗi thời, nhiều quốc gia khách hàng thường phải tự phát triển hệ thống điện tử của riêng mình, thỉnh thoảng đạt chất lượng vượt xa nguyên bản. Ví dụ loại Sukhoi Su-30MKI bán cho Ấn Độ, loại F-15I và F-16I bán cho Israel, và loại F-15K bán cho Hàn Quốc.

Bộ phận cảm biến quan trọng nhất của mọi máy bay chiến đấu hiện đại là radar. Hoa Kỳ là nước tiên phong sử dụng các radar AESA trạng thái rắn[cần dẫn nguồn], không hề có các phần di chuyển và có thể chiếu một chùm tia nhỏ hơn cũng như có mức độ quét nhanh hơn. Nó được trang bị cho loại F-15C, F/A-18E/F Super Hornet, và 60 chiếc F-16 (xuất khẩu), và sẽ được tích hợp cho mọi máy bay chiến đấu tương lai của Hoa Kỳ. Một liên minh ở châu Âu là GTDAR hiện đang phát triển một radar AESA cho loại Typhoon và Rafale, và hiện ta không biết Nga và Trung Quốc có đang phát triển các radar AESA riêng của họ không. Đối với thế hệ F-22 và F-35 tiếp theo, Hoa Kỳ sẽ sử dụng Khả năng ngăn chặn thấp (LPI). Nó cho phép trải rộng năng lượng một xung radar ra nhiều tần số, vì thế không bị máy thu cảnh báo radar hiện lắp trên mọi máy bay phát hiện.

Để đối phó với các thiết kế mới nhấn mạnh trên tính năng tàng hình trước radar của Mỹ, Liên bang xô viết đã quay sang dùng các bộ cảm biến mới. Các cảm biến này tập trung vào tính năng dò tìm và thám sát hồng ngoại (IRST), lần đầu được sử dụng trên những chiếc máy bay chiến đấu F-101 Voodoo và F-102 Delta Dagger của Mỹ trong thập niên 1960, để dò tìm và theo dõi các mục tiêu trên không. Chúng gồm một TV camera ở chiều dài sóng hồng ngoại, có thể tự động đo phát xạ hồng ngoại do các mục tiêu phát ra. Tuy nhiên, vì các cảm biến bị động có mức độ hạn chế, và vốn không phát hiện được dữ liệu về vị trí cũng như hướng của các mục tiêu - chúng cần được so sánh với những hình ảnh thu được. Các cảm biến IRST hiện đã trở thành tiêu chuẩn trên mọi máy bay Nga. Ngoại trừ chiếc F-14D (đã chính thức ngừng hoạt động từ tháng 9 năm 2006), không một máy bay chiến đấu phương tây nào mang các cảm biến IRST để thám sát trên không, dù loại tương tự là FLIR thường được dùng để do thám mục tiêu dưới đất. Thế hệ F-22 và F-35 sẽ có các cảm biến IRST tích hợp sẵn, dù ở loại F-35 để do thám mục tiêu mặt đất.

Việc ứng dụng chiến thuật khả năng kênh dữ liệu và máy tính của máy bay rất khó xác định. Một kênh máy tính phức tạp sẽ cho phép sử dụng các thiết bị điện tử linh hoạt hơn. Ví dụ, mọi người cho rằng chiếc F-22 có thể phá nhiễu và gây hư hỏng các thiết bị điện tử của đối phương bằng một ứng dụng từ radar của nó. Một đặc tính máy tính có tầm quan trọng chiến thuật lớn khác là đường truyền dữ liệu. Tất cả các máy bay chiến đấu hiện đại của châu Âu và Hoa Kỳ đều có khả năng chia sẻ dữ liệu mục tiêu với các máy bay đồng minh và từ các máy bay AWACS (xem JTIDS). Loại đánh chặn MiG-31 của Sô viết cũng có khả năng truyền dữ liệu, vì thế có thể cho rằng các máy bay Nga cũng có khả năng này. Việc chia sẻ dữ liệu mục tiêu và cảm biến cho phép phi công sử dụng các cảm biến phát xạ và dễ bị phát hiện từ khoảng cách rất xa từ máy bay địch, và sử dụng dữ liệu đó để hướng dẫn các máy bay bí mật của mình tiếp cận mục tiêu.


Giá[sửa | sửa mã nguồn]


Rất khó biết chính xác giá đơn vị của máy bay, bởi vì việc thanh toán dần một chi phí phát triển lớn cho một số lượng đơn vị sản xuất có thể khiến giá thành thay đổi nhiều. Hơn nữa, giá mua không phản ánh các chi phí bảo dưỡng, phụ tùng thay thế, và huấn luyện trong suốt thời gian sử dụng. Một cách xác định giá khá tốt là dựa theo giá xuất khẩu, vốn được công bố rộng rãi, và phản ánh tổng giá thành của chi phí sản xuất cộng thêm một số khoản cho chi phí phát triển khác.

Các con số dưới đây theo USD trừ khi có ghi chú khác.


  • Dassault Rafale Hơn 80 triệu USD, dựa theo số lượng xuất khẩu

  • Eurofighter Typhoon Phiên bản Áo: 90 triệu USD

  • Mitsubishi F-2 US$ 100 triệu

  • MiG-29 27 triệu USD (1998)

  • Sukhoi Su-27US$ 30 triệu

  • Sukhoi Su-30 US$ ~38 triệu (nhiều phiên bản)
    • Sukhoi Su-30K cho Indonesia: '98 US$ 33 triệu

    • Sukhoi Su-30MKK/MK2 cho Trung Quốc: '98 US$ 38 triệu

    • Sukhoi Su-30MKI cho Ấn Độ, phiên bản được quy định rất cụ thể: '98 US$ 45 triệu

    • Sukhoi Su-30MKM cho Malaysia, một biến thể của phiên bản cho Ấn Độ: '03 US$ 50 triệu

  • Saab Gripen khoảng '98 US$ 25 triệu

  • AIDC F-CK-1 Ching-kuo IDF (Đài Loan) số lượng hàng đặt lớn khiến giá đơn vị ở mức US$ 24 triệu

  • F-14 Tomcat US$ 48 triệu

  • F-15 Eagle US$ 90 triệu

  • F-16 Fighting Falcon US$ 60 triệu

  • F/A-18 Hornet E/F model '98 US$ 70 triệu

  • F-22 Raptor Tổng chi phí chương trình 2006 US$ 338 tỷ, dựa trên số lượng sản xuất 183 chiếc (khoảng US$ 420 triệu)

  • F-35 Lightning II:
    • F-35A US$ 120 triệu

    • F-35B > US$ 135 triệu

    • F-35C US$ 130 triệu

Yêu cầu bảo dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]


Vì các lực lượng quân đội ngày càng sử dụng nhiều các Chiến dịch Nghiên cứu và các kỹ thuật quản lý khác từ các bên đồng minh nhằm kiểm tra tính hiệu quả của vũ khí, hiện nay bảo dưỡng và tính tinh cậy được đặt thành vấn đề ưu tiên hàng đầu. Một ví dụ là chiếc F/A-18 Hornet. Trong khi trên danh nghĩa không có mấy ấn tượng khi so sánh với những chiếc hiện đại khác, nó lại có thiết kế không đòi hỏi bảo dưỡng nhiều. Nhờ vậy, thời gian hoạt động giữa hai lần bảo dưỡng của nó lớn gấp ba lần bất kỳ một chiếc máy bay chiến đấu nào khác của Hải quân, và thời gian cần thiết để bảo dưỡng nó cũng chỉ bằng một nửa. Điều này khiến tỷ lệ bay của nó đạt rất cao và có hiệu quả lớn hơn bất kỳ một loại máy bay nào khác có tỷ lệ so sánh 1/1 với nó nhưng không thể có mức bay tương tự.


Kỹ thuật tàng hình[sửa | sửa mã nguồn]


Kỹ thuật tàng hình là một sự mở rộng ý tưởng từ ngụy trang quang học sang ngụy trang trước các radar hiện đại và các cảm biến phát hiện hồng ngoại. Nó không phải là một máy bay "không nhìn thấy" như quan niệm thông thường, tàng hình là biến một máy bay trở nên khó phân biệt so với bầu trời, các đám mây hay các máy bay ở xa, đó là một ưu thế chiến thuật lớn. Tuy các nguyên tắc cơ bản về việc chế tạo hình dáng máy bay nhằm tránh bị phát hiện đã được biết đến ít nhất từ thập kỷ 1960, nhưng phải tới khi các siêu máy tính đã đạt mức tiến bộ cho phép tính toán hình dạng máy bay nhằm đạt góc phản hồi radar nhỏ nhất thì kỹ thuật này mới có thể đưa vào áp dụng. Việc sử dụng máy tính thiết kế hình dạng, cộng với những vật liệu không phản hồi radar, khiến máy bay có được diện tích phản hồi radar (RCS) ở mức tối thiểu và rất khó bị phát hiện bằng radar.

Trong thập kỷ 1970, thiết kế hình dạng tàng hình mới ở mức độ sơ khai (như thấy ở chiếc F-117 Nighthawk nhiều góc cạnh) khiến tính năng thao diễn của máy bay chiến đấu bị ảnh hưởng nhiều. Những máy tính mạnh hơn cho phép thiết kế hình dạng mượt hơn như chiếc B-2 Spirit, và đã áp dụng tốt những nguyên tắc cơ bản để làm giảm bớt, nếu không nói là giảm mạnh, diện tích phản hồi radar của máy bay. Các kỹ thuật đó được áp dụng cùng lúc với các biện pháp giảm phát xạ hồng ngoại, quang học, âm thanh máy bay.

Những chương trình phát triển máy bay chiến đấu gần đây cả Hoa Kỳ đặt sự chú trọng lớn trên tính năng tàng hình, và chiếc F-22 mới được đưa vào sử dụng gần đây là chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên được thiết kế với ưu tiên tàng hình hàng đầu như vậy. Chiếc F-35 cũng có mức độ thiết kế bề mặt tàng hình tương đương, dù những lá tuốc bin hở phía sau của nó khiến khả năng tàng hình từ đằng sau bị giảm đáng kể (các miệng phụt khí của chiếc F-22 cũng được dùng để che các lá tuốc bin). Nhiều loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đã được tích hợp thiết kế hình dạng ngoài hay sửa đổi các chi tiết nhằm làm giảm diện tích phản hồi radar, chúng gồm loại Super Hornet, Typhoon, và Rafale.

Cần nhớ rằng thuật nghĩa tàng hình ở đây chỉ được coi là tàng hình đối với các radar đặt trên các máy bay khác. Những radar tần số thấp dưới mặt đất ít bị ảnh hưởng bởi các tính năng tàng hình này. Chương trình radar vượt quá đường chân trời Jindalee của Australia được cho là có thể phát hiện ra sự hỗn loạn không khí yếu do một máy bay tạo ra không cần biết tới những khả năng tàng hình của nó [1]. Cũng cần phải chờ xem liệu một hệ thống như vậy có thể được chế tạo ở mức nhỏ gọn để lắp lên trên một máy bay, và có khả năng tiếp tục theo dõi hay chỉ đơn giản có chức năng cảnh báo mà thôi. Khi mất đi những ưu thế tàng hình chiếc F-35 rất dễ bị tiêu diệt.

Có một số báo cáo cho rằng hệ thống điện tử của chiếc Rafale, Thales Spectra, gồm cả kỹ thuật nhiễu radar "tàng hình", một hệ thống xóa dấu vết radar tương tự như những hệ thống ngăn âm thanh của loại De Havilland Canada Dash 8. Những thiết bị làm nhiễu thông thường khiến việc định vị một máy bay trở nên khó khăn hơn, nhưng khi chúng hoạt động thì đó lại là một yếu tố để các máy bay khác phát hiện ra nó; Hệ thống của người Pháp được cho là có thể làm nhiễu nhưng không dễ dàng bị phát hiện. Trên thực tế, một hệ thống như vậy có thể mang lại những ưu thế tương tự, nhưng không hiệu quả bằng, loại F-22 và JSF. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa biết rõ hệ thống này có hiệu quả cao tới mức nào, hay thậm chí nó đã được sử dụng đầy đủ chưa.

Tương tự, những nghiên cứu nhằm tìm ra cách thức khác để giảm thiểu khả năng bị thám trắc vẫn tiếp tục diễn ra. Đã có những tuyên bố rằng người Nga hiện đang nghiên cứu "tàng hình plasma", [2]. Rõ ràng, kỹ thuật kiểu như vậy có thể tước bỏ một số ưu thế của loại F-22 và JSF hiện nay, nhưng những nghiên cứu của người Mỹ cũng diễn ra không ngừng nghỉ.

Ngoài radar, có nhiều cách khác để thám trắc máy bay. Ví dụ, những cảm biến hồng ngoại bị động có thể phát hiện sức nóng tỏa ra từ động cơ, và thậm chí âm thanh của một tiếng nổ siêu thanh (mà bất cứ một máy bay siêu thanh nào cũng tạo ra). Tuy nhiên, việc sử dụng những cảm biến đó để cung cấp thông tin dẫn đường cho các tên lửa tầm xa kém chính xác hơn rất nhiều so với radar.



  • Ngày 28 tháng 4 năm 1981 những chiếc F-16 của Israel đã lần đầu tiên bắn hạ hai chiếc trực thăng Mi-8 'Hip' của Syria trong không chiến. [3] và [4] [5]

  • Chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên bị F-16 bắn hạ ngày 14 tháng 7 năm 1981 trong Chiến dịch Opera khi một phi công Israel bắn hạ một MiG-21 của Syria. [6]

  • Ngày 19 tháng 8 năm 1981 Hai chiếc USN F-14A Tomcat thuộc Phi đội 41 đã bắn hạ hai chiếc SU-22 Fitters của Liban trên bầu trời Vịnh Sidra, sau khi một chiếc SU-22 đã bắn một tên lửa không đối không AA-2 "Atoll".

  • Trong năm 1982, ba chiếc MiG-21 và 2 MiG-23 của Syria đã bị những chiếc F-16 của Israel bắn hạ. [7]

  • Năm 1983 và 1984 nhiều vị trí phóng tên lửa của Syria tại Liban đã bị tấn công và phá huỷ, trong khi máy bay chiến đấu Syria lao vào không chiến và những chiếc F-16 của Israel và tỷ lệ tiêu diệt là 44-0. [8] and [9]

  • Ngày 17 tháng 5 năm 1986 một chiếc F-16 của Pakistan đã bắn hạ một chiếc Su-22 của Afganistan, vì thế Pakistan đã trở thành nước thứ hai sau Israel đưa F-16 vào chiến đấu. [10]

  • Ngày 4 tháng 1 năm 1989 hai máy bay chiến đấu Libya, loại Mig-23, đã trở thành nạn nhân của những chiếc USN F-14A Tomcat thuộc Phi đội 32, xuất phát từ tàu sân bay USS John F. Kennedy.

  • Ngày 17 tháng 1 năm 1991, trong đêm đầu tiên của Chiến tranh Vùng Vịnh, một phi công Iraq lái chiếc MiG-25PD được thông báo đã bắn hạ một chiếc F/A-18C của Hải quân Hoa Kỳ (do Trung uý Scott Speicher lái), rơi 29 hải lý phía đông nam Baghdad.[11] & [12]

  • Trong Chiến tranh Vùng Vịnh, các phi công F-15 của Không quân Hoa Kỳ đã bắn rơi năm chiếc MiG-29 của Iraq [13]

  • Chiếc F-16 đầu tiên của Không quân Hoa Kỳ sử dụng tên lửa AMRAAM bắn rơi máy bay địch ngày 27 tháng 12 năm 1992 khi một chiếc F-16D bắn rơi một chiếc MiG-25 ở phía nam Iraq. [14] [15]

  • Ngày 17 tháng 1 năm 1993, một phi công Không lực Hoa Kỳ lái chiếc F-16 đã bắn rơi một MiG-29 của Iraq trên vùng cấm bay. (Một số nguồn tin cho rằng đó là chiếc MiG-23.) [16][17][18]

  • Hai chiếc F-16C của Không lực Hoa Kỳ đã bắn rơi bốn chiếc Soko G-4 Super Galeb của Serbia trên bầu trời Bosnia-Herzegovina trong hai lần xuất kích ngày 28 tháng 2 năm 1994. [19] [20]

  • Trong Chiến tranh Kosovo, một phi công Hà Lan lái chiếc F-16 đã bắn hạ một MiG-29 của Nam Tư; một chiếc F-16 của Không lực Hoa Kỳ đã bắn rơi một Mig-29, trận không chiến thắng lợi cuối cùng trước loại Mig-29. [21] [22]

  • Trong Chiến tranh Kosovo 1999, các phi công F-15 Không lực Hoa Kỳ đã bắn rơi bốn chiếc MiG-29. [23]

  • Tháng 2, 1999, trong Chiến tranh Eritrea-Ethiopia, những chiếc Su-27 của Ethiopia đã bắn rơi bốn chiếc MiG-29 của Eritrea. (Một số nguồn tin cho rằng những chiếc máy bay Ethiopia do các phi công Nga lái, những máy bay Eritrea do phi công Ukraine lái. (Nhưng có lẽ thực tế các phi công Eritrea và Ethiopia đã được huấn luyện bởi phi công từ hai nước kia.) [24]

Sẽ là sai lầm khi so sánh các loại máy bay chiến đấu theo lịch sử tham chiến, bởi vì chức năng của máy bay chiến đấu là một tổng thể mà nhiều yếu tố, gồm các khả năng C4I (chỉ huy, điều khiển, máy tính và tình báo) cũng như huấn luyện có ảnh hưởng lớn tới kết quả chiến đấu. Ví dụ, những kỷ lục bất bại của loại F-15 và F-16 không thể coi là những minh chứng rõ ràng cho thấy ưu thế tuyệt đối của chúng, bởi vì hoạt động chiến đấu của hai loại máy bay đó đều do những phi công được huấn luyện tốt của Hoa Kỳ và Israel điều khiển cộng thêm khả năng C4I so với những đối thủ được huấn luyện kém và khả năng C4I cũng ở mức độ thấp hơn nhiều.

Tuy nhiên, để đánh giá khi mua hàng, các quốc gia thường sử dụng các phân tích so sánh máy bay chiến đấu nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu nhiệm vụ của họ. Hơn nữa, những cuộc tập trận cùng nhau cũng giúp phát hiện tính năng của các máy bay chiến đấu trong một hệ thống.


Nghiên cứu của DERA[sửa | sửa mã nguồn]


Cơ quan nghiên cứu và đánh giá quốc phòng Anh Quốc (hiện đã chia thành QinetiQ và DSTL) đã so sánh (dựa trên giả lập dữ liệu có sẵn) so sánh chiếc Typhoon với một số máy bay chiến đấu hiện đại khác nhằm nghiên cứu khả năng thao diễn chống lại các máy bay đối thủ của nó, chiếc Sukhoi Su-35. Vì thiếu thông tin về thế hệ máy bay chiến đấu thứ năm và loại Su-35 trong thời gian nghiên cứu, đây không nên được coi là kết quả chính thức.

Cuộc nghiên cứu sử dụng những phi công thực sự, bay trong những buồng giả lập mạng JOUST kết nối với nhau. Nhiều dữ liệu giả định máy bay phương tây được đưa vào giả lập chiến đấu chống lại loại Su-35. Kết quả là:


Kết quả có nghĩa, ví dụ, trong chiến tranh giả lập, 4.5 Su-35 bị bắn rơi trên mỗi chiếc Typhoon thiệt hại. Các tên lửa như KS-172 có thể để dành cho những mục tiêu lớn chứ không phải cho máy bay chiến đấu, nhưng hiệu quả của chúng trong chiến đấu tầm xa phải được tính tới.

Chiếc "F/A-18+" dùng nghiên cứu rõ ràng không phải là loại F/A-18E/F, mà là phiên bản cải tiến. Tất cả máy bay phương tây được nghiên cứu đều sử dụng tên lửa AMRAAM, trừ loại Rafale dùng tên lửa MICA. Điều này không phản ánh loại vũ khí không đối không tầm xa của những chiếc Eurofighters (cũng như Rafales), chúng sẽ được trang bị MBDA Meteor tầm xa (còn việc mang tên lửa AMRAAM chỉ là biện pháp tạm thời).

Các chi tiết giả lập không được tiết lộ, khiến ta khó biết được liệu đây có phải là một đánh giá chính xác hay không (ví dụ, liệu họ có được thông tin đầy đủ về máy bay Sukhoi và Raptor để giả lập một cách chính xác với thực tế nhất sự thao diễn chiến đấu). Một vấn đề khác của cuộc nghiên cứu là kịch bản diễn ra trận đánh không rõ ràng; có thể họ đã cố tình hay vô ý đưa ra kịch bản chiến đấu ưu thế cho một loại này hơn loại khác; Ví dụ, những trận đánh tầm xa có lợi cho những chiếc có khả năng tàng hình cao, radar tốt và tên lửa hiện đại hơn, trong khi khả năng thao diễn tốt của Su-35 có thể chỉ có ưu thế trong những trận đánh tầm ngắn. Ta cũng không rõ liệu chiếc Su-35 có được giả lập tính năng điều khiển hướng phụt động cơ hay không (như những loại MKI, MKM hiện có).

Hơn nữa, giả lập của DERA được thực hiện hồi giữa thập kỷ 90 với lượng thông tin còn hạn chế về Diện tích Phản hồi Radar, ECM và khả năng radar của loại máy bay chiến đấu hiện nay: thực vậy, ở thời điểm đó, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4/5 đều chỉ đang ở giai đoạn mẫu thử nghiệm.


Báo cáo huấn luyện[sửa | sửa mã nguồn]


Các lực lượng không quân đồng mình thường diễn tập chiến đấu với nhau, và khi sử dụng các loại máy bay khác nhau trong diễn tập họ có thể thu thập được những thông tin liên quan tới khả năng so sánh của các loại đó.

Loại J-10 của Trung Quốc luôn vượt trội những chiếc Flanker trong diễn tập khiến loại máy bay này càng trở nên bí ẩn bởi từ trước tới nay có rất ít thông tin về nó được tiết lộ.

Những kết quả một cuộc diễn tập năm 2004 với những chiếc USAF F-15 Eagles chống lại các loại Su-30MKs, Mirage 2000s, MiG-29s và thậm chí cả loại máy bay thế hệ trước là MiG-21 của Không quân Ấn Độ đã được công bố rộng rãi, Ấn Độ đạt mức tiêu diệt "90% mục tiêu giả" [25]. Một báo cáo khác [26] cho rằng các kinh nghiệm rút ra từ cuộc diễn tập đó cho thấy khả năng rất kém cỏi của loại F-15. Theo báo cáo này, những chiếc F-15 có tỷ lệ 3 chống 1. Các quy định diễn tập cũng cho phép phía Ấn Độ sử dụng một mô hình AWACS cung cấp thông tin vị trí, và cho phép họ sử dụng các radar dẫn đường tự động giả lập của loại tên lửa MBDA Mica và AA-12. Trái lại, những chiếc F-15, không được phép dùng hết tầm loại tên lửa giả lập AMRAAM (hạn chế ở cự li 32 km trong khi tầm tối đa loại này theo thông báo có thể lên đến 100 km), cũng không được sử dụng các hệ thống radar của AMRAAM để dẫn đường tự động cho nó (mà dựa vào radar trong của chiếc F-15 cho mục đích này). Không chiếc F-15 nào được trang bị loại radar AESA mới nhất hiện nay, đã được trang bị cho một số chiếc F-15 trong Không lực Hoa Kỳ.

Cũng cần nhớ rằng Không lực Hoa Kỳ hiện lobby mạnh để đưa loại F-22 vào sử dụng càng nhiều càng tốt, và bằng chứng cho thấy thiết bị của Không quân Hoa Kỳ thua kém so với những máy bay chiến đấu đối thủ tiềm tàng cũng chính là một hành động lobby.

Tháng 6, 2005, trong một cuộc tập trận một phi công Eurofighter được thông báo đã thoát khỏi hai chiếc F-15 bám đuôi và đưa chúng vào tầm ngắm của mình.

Trong Cuộc diễn tập Northern Edge 2006 tại Alaska đầu tháng 6, chiếc F-22 đã chứng tỏ nó có thể đối đầu với 40 "máy bay địch" trong trận chiến giả lập. Chiếc Raptor đạt mức tiêu diệt 108 trên 0 trong cuộc diễn tập này [27].