Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Nghệ An – Wikipedia tiếng Việt



Nghệ An

Tỉnh

Quảng trường Hồ Chí Minh.jpg
Quảng trường Hồ Chí Minh ở thành phố Vinh
Địa lý

Tọa độ: 19°10′35″B 104°58′38″Đ / 19,176301°B 104,977112°Đ / 19.176301; 104.977112Tọa độ: 19°10′35″B 104°58′38″Đ / 19,176301°B 104,977112°Đ / 19.176301; 104.977112
Diện tích
16.493,7 km²
Dân số (2018)
 
 Tổng cộng
3.104.270 người
 Thành thị
30%
Dân tộc
Việt, Khơ-mú, Thái, Thổ, H'Mông

Hành chính
Quốc gia
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Vùng
Bắc Trung Bộ
Tỉnh lỵ
Thành phố Vinh
Chính quyền
 
 Chủ tịch UBND
Thái Thanh Quý
 Chủ tịch HĐND
Nguyễn Xuân Sơn
 Chánh án TAND
Hồ Đình Trung
 Viện trưởng VKSND
Tôn Thiện Phương
 Bí thư Tỉnh ủy
Nguyễn Đắc Vinh
Phân chia hành chính
1 thành phố, 3 thị xã, 17 huyện
Mã hành chính
VN-22
Mã bưu chính
46xxxx-47xxxx
Mã điện thoại
238
Biển số xe
37
Website
http://www.nghean.gov.vn/

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam.[1]. Trước đây, Nghệ An cùng với Hà Tĩnh có cùng một tên chung là Hoan Châu (trước đời nhà Lý), Nghệ An châu (đời nhà Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam). Năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành một tỉnh- Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.





Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía đông giáp biển Đông, phía tây bắc giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào), phía tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), phía tây nam giáp tỉnh Borikhamxay (Lào).



Đầu đường Trần Phú, thuộc thành phố Vinh

Nghệ An bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 3 thị xã và 17 huyện:




Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Nghệ An




























TênDân số (người)2013Hành chính
Kỳ Sơn62.3001 thị trấn, 20 xã
Nam Đàn159.0001 thị trấn, 23 xã
Nghi Lộc186.4391 thị trấn, 29 xã
Nghĩa Đàn131.1341 thị trấn, 24 xã
Quế Phong65.0001 thị trấn, 13 xã
Quỳ Châu54.2361 thị trấn, 11 xã
Quỳ Hợp120.0001 thị trấn, 20 xã
Quỳnh Lưu279.9771 thị trấn, 32 xã
Tân Kỳ133.3001 thị trấn, 21 xã
Thanh Chương259.4591 thị trấn, 39 xã
Tương Dương68.4411 thị trấn, 17 xã
Yên Thành275.1651 thị trấn, 38 xã

Nghệ An có 480 đơn vị hành chính cấp xã gồm 431 xã, 32 phường và 17 thị trấn. 30% dân số sống ở đô thị và 70% dân số sống ở nông thôn.



Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số ngày 01/04/2009) có 2.912.041 người. Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái, người Mường bên cạnh dân tộc chính là người Kinh. Cùng thời điểm này Nghệ An có 37 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống.

Dân số tỉnh nghệ an năm 2018:







































































Huyện, Thành, Thị
Diện tích_ Area

(km²)


Dân số
Mật độ
TỔNG SỐ - TOTAL
16 489,97
3.104.270
184
Thành phố Vinh
105,07
545.180
5.190
Thị xã Cửa Lò
27,81
75.260
1964
Thị xã Thái Hòa
134,84
70.870
472
Huyện Quế Phong
1890,87
66 480
35
Huyện Quỳ Châu
1057,66
55 630
53
Huyện Kỳ Sơn
2094,34
73 678
35
Huyện Tương Dương
2811,30
72 331
26
Huyện Nghĩa Đàn
617,76
128 098
207
Huyện Quỳ Hợp
942,66
121 646
129
Huyện Quỳnh Lưu
436,16
259 962
596
Huyện Con Cuông
1738,31
68 588
39
Huyện Tân Kỳ
729,18
133 109
183
Huyện Anh Sơn
603,26
104 919
174
Huyện Diễn Châu
305,01
277 411
910
Huyện Yên Thành
547,87
267 972
489
Huyện Đô Lương
350,09
192,199
549
Huyện Thanh Chương
1130,37
221 867
196
Huyện Nghi Lộc
345,89
193 351
559
Huyện Nam Đàn
292,53
155 115
530
Huyện Hưng Nguyên
159,24
112 819
708
Thị xã Hoàng Mai
169,75
112.340
587

  • Trước thời Hùng Vương, vùng Nghệ An và Hà Tĩnh là nước Việt Thường, quốc gia độc lập cổ đại với kinh đô là vùng chân núi Hồng Lĩnh. Đến thời Hùng Vương nước Việt Thường bị sát nhập thành bộ thứ 15 của Văn Lang.

  • Thời Hùng Vương và An Dương Vương, tỉnh Nghệ An bao gồm bộ Hoài Hoan và phần bắc bộ Cửu Đức.

  • Thời nhà Hán, thuộc huyện Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân.

  • Đời nhà Tấn là quận Cửu Đức.

  • Đời nhà Tùy là Hoan Châu (năm 598); là quận Nhật Nam (605-618)

  • Năm 628 đổi là Đức Châu, rồi lại đổi thành Châu Hoan, lại Châu Diễn.

  • Đời nhà Đường là quận Nam Đức.

  • Thời nhà Ngô, tách ra khỏi quận Cửu Chân đặt làm quận Cửu Đức.

  • Thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê gọi là Hoan Châu.

  • Năm 1030 (năm Thiên Thành thứ 3 đời Lý Thái Tông), bắt đầu gọi là châu Nghệ An[2].

  • Năm Long Khánh 3 (1375) đời Trần Duệ Tông đổi Diễn Châu làm lộ Diễn Châu, đổi Hoan Châu làm các lộ Nhật Nam.

  • Năm 1397 đời Trần Thuận Tông đổi trấn Nghệ An làm trấn Lâm An và đổi trấn Diễn Châu làm trấn Vọng Giang.

  • Đời Hồ Hán Thương, năm Khai Đại 1 (1403) đổi trấn Diễn Châu làm phủ Linh Nguyên.

  • Từ năm 1490 gọi là xứ Nghệ An.

  • Thời Tây Sơn, gọi là Nghĩa An trấn.

  • Năm đầu niên hiệu Gia Long lại đặt làm Nghệ An trấn.

  • Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông Lam). Sau đó hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập lại, lấy tên là tỉnh An Tĩnh.

  • Sau năm 1954, tỉnh Nghệ An có tỉnh lị là thị xã Vinh và 12 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.

  • Ngày 17 tháng 5 năm 1961, chia huyện Tương Dương thành 2 huyện: Tương Dương và Kỳ Sơn.

  • Ngày 19 tháng 4 năm 1963, chia huyện Anh Sơn thành 2 huyện: Anh Sơn và Đô Lương; chia huyện Quỳ Châu (cũ) thành 3 huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp và Quế Phong; thành lập huyện Tân Kỳ từ một phần 2 huyện Nghĩa Đàn và Anh Sơn; chuyển thị xã Vinh thành thành phố Vinh.

  • Từ năm 1976 đến 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh là một tỉnh và được gọi là tỉnh "Nghệ Tĩnh".

  • Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Nghệ An có 18 đơn vị hành chính gồm thành phố Vinh (tỉnh lị) và 17 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.[3]

  • Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia huyện Nghi Lộc thành huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò.[4]

  • Ngày 15 tháng 11 năm 2007, chia huyện Nghĩa Đàn thành huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa.[5]

  • Ngày 3 tháng 4 năm 2013, chia huyện Quỳnh Lưu thành huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai.[6]

Nghệ An là một vùng đất có lịch sử định cư lâu đời. Các di chỉ thuộc Văn hóa Quỳnh Văn thuộc thời kỳ đồ đá mới được phát hiện tại Quỳnh Lưu vào những năm 1930 cho thấy khu vực này đã được định cư bởi nhóm cư dân ven biển biết làm đồ gốm, thuần dưỡng súc vật cách đây khoảng 6000 năm. Giai đoạn hậu đồ đá mới có cách di chỉ như Hang Thẩm Hoi, hang Đồng Trương... Nghệ An cũng là địa bàn sinh sống của cư dân Đông Sơn với di chỉ Làng Vạc. Tại đây vào năm 1991, phát hiện được tổng cộng 347 ngôi mộ. Làng Vạc là khu mộ táng lớn nhất, có mật độ cao nhất trong văn hóa Đông Sơn.

Theo cổ tích Hùng Vương thì vùng Nghệ An và Hà Tĩnh vốn thuộc nước Việt Thường, kinh đô là vùng chân núi Hồng Lĩnh. Đến thời Hùng Vương thì trở thành bộ Hoài Hoan và bộ Cửu Đức trong 15 bộ của nước Văn Lang.

Đầu thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Nghệ An lần lượt thuộc các quận Cửu Chân, Cửu Đức của nhà Hán, nhà Đông Ngô, nhà Tấn và Lưu Tống. Đến nhà Lương (502-557) chia đặt làm Đức Châu, Lỵ Châu và Minh Châu.

Nhà Tùy năm 598 đổi Đức Châu làm Hoan Châu, Lỵ Châu làm Trí Châu. Năm 607 hợp cả Minh Châu, Trí Châu và Hoan Châu thuộc quận Nhật Nam. Nhà Đường năm 618 chia quận Nhật Nam làm Đức Châu, Lạo Châu, Minh Châu và Hoan Châu. Năm 627 đổi Đức Châu lại làm Hoan Châu, còn Hoan Châu cũ thì đổi làm Diễn Châu. Trong thế kỷ 8, Nghệ An là địa bàn chính của khởi nghĩa Mai Hắc Đế chống lại nhà Đường. Ông xây thành Vạn An ở Sa Nam (Nam Đàn).

Thời kỳ độc lập tự chủ, Nhà Ngô, Nhà Đinh và nhà Tiền Lê đều gọi là Hoan Châu. Nhà Lý thì đổi làm trại gọi là Nghệ An châu trại. Năm Thiên Thành thứ 2 (1030) đổi tên là Nghệ An châu, mà Diễn Châu thì đứng riêng làm một châu. Nhà Trần năm 1357 lập ra Diễn Châu Lộ, chia Hoan Châu làm 4 lộ: Nhật Nam, Nghệ An Nam, Nghệ An Bắc, Nghệ An Trung (còn gọi là Nghệ An Phủ). Năm 1285, trước họa xâm lăng của quân xâm lược Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông đã dựa và nguồn nhân lực hùng hậu của vùng đất này.

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, năm 1424, Lê Lợi tiến quân vào xứ Nghệ, lập đại bản doanh ở đây trong bốn năm. Nhà Lê năm 1428 lập đạo Hải Tây, sau đặt làm Nghệ An thừa tuyên. Năm 1490 đổi làm xứ: Xứ Nghệ. Trong thời kỳ Nội chiến Lê Mạc, Nghệ An là địa bàn tranh giành ác liệt giữa nhà Mạc và nhà Lê. Nhà Mạc thường xuyên dùng thủy quân tiến công bọc hậu vào địa bàn Thanh Hóa của các vua Lê. Năm 1535, Mạc Đăng Lượng và em Mạc Đăng Hào đưa hơn một vạn quân vào trấn thủ đất Hoan Châu.

Đến thời nhà Tây Sơn xứ Nghệ được đổi làm Trung Đô. Hoàng đế Quang Trung cho xây Phượng Hoàng Trung Đô ở thành phố Vinh ngày nay, với ý định đặt thủ đô của Việt Nam tại đây, thay thế kinh đô Phú Xuân. Tuy nhiên dự án này chìm vào quên lãng khi ông qua đời. Thời nhà Nguyễn đặt làm Nghệ An trấn. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), chia Nghệ An trấn thành hai tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh.

Trong thời kỳ thuộc địa, người Pháp đã cắt một số các phủ huyện thuộc tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc xứ Trung Kỳ cho Lào thuộc Pháp vào các năm 1895 và 1903, bao gồm các vùng: phủ Trấn Biên (khoảng phía Đông Nam tỉnh Hủa Phăn), phủ Trấn Ninh (Xiêng Khoảng) (, phủ Trấn Định (Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn)...

Xứ Nghệ là nơi ghi dấu ấn đầu tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, mở đầu cho cách mạng vô sản trong cả nước. Nghệ Tĩnh cũng là quê hương của nhiều chí sĩ như Phan Bội Châu, Nguyễn Xuân Ôn, Đặng Thái Thân, Phan Đình Phùng; các lãnh đạo Cộng sản như Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trần Quốc Hoàn...Năm 1976, Nghệ An và Hà Tĩnh hợp thành tỉnh lớn Nghệ Tĩnh. Năm 1991, Nghệ Tĩnh lại tách ra Nghệ An và Hà Tĩnh

Nghệ An có truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ, nhiều làng học nổi tiếng, là cái nôi sản sinh cho đất nước nhiều danh tướng, lương thần, nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Số người Nghệ Tĩnh đậu đại khoa thời phong kiến (tiến sĩ trở lên) xếp thứ 4 toàn quốc (sau Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội).



Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt hè, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.


  • Diện tích: 16.487 km².

  • Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm.

  • Nhiệt độ trung bình: 25,2 °C.

  • Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ.

  • Độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%.

  • Vĩ độ: 18°33′ đến 19°25′ vĩ bắc.

  • Kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh đông.

Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Phía Tây là dãy núi Bắc Trường Sơn. Tỉnh có 10 huyện miền núi, trong số đó 5 huyện là miền núi cao.[7] Các huyện miền núi này tạo thành miền Tây Nghệ An. Có 9 huyện trong số trên nằm trong Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Các huyện, thị còn lại là trung du và ven biển, trong đó Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, và Cửa Lò giáp biển.



Có quốc lộ 1A, quốc lộ 46, quốc lộ 46B, quốc lộ 7, quốc lộ 15, quốc lộ 48A, quốc lộ 48C, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam, sông Lam đi qua.



Công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]


Hiện nay ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở 3 khu vực là Vinh - Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ. Phấn đấu phát triển nhiều ngành công nghiệp có thế mạnh như các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy...Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2014, tỉnh Nghệ An xếp ở vị trí thứ 28/63 tỉnh thành.[8]
GDP 2014 đạt gần 8%
Thu nhập bình quân đầu người 2014 đạt 29 triệu đồng/người/năm
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An các khu công nghiệp sau:


  • Khu kinh tế Đông Nam

  • Khu công nghiệp đô thị Việt Nam Singapore

  • Khu công nghiệp Bắc Vinh

  • Khu công nghiệp Nam Cấm

  • Khu công nghiệp Nghi Phú

  • Khu công nghiệp Hưng Đông

  • Khu công nghiệp Cửa Lò

  • Khu công nghiệp Hoàng Mai1,2

  • Khu công nghiệp Đông Hồi

  • Khu công nghiệp Phủ Quỳ

  • Khu công nghiệp Tân Thắng

  • khu công nghiệp Diễn Hồng - Diễn Châu

  • Khu công nghiệp Hưng Lộc

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]



Có bãi tắm Cửa Lò là khu nghỉ mát; Khu du lịch biển diễn Thành, huyện Diễn Châu - một bãi biển hoang sơ và lãng mạn; khu di tích Hồ Chí Minh, khu di tích đền Cuông. Năm 2008, Khu du lịch Bãi Lữ được đưa vào khai thác.

[1]Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền... Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ hội đền Khai Long, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen, lễ hội đền Quả Sơn. Miền núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ Mừng nhà mới, lễ Uống rượu cần. Lễ hội Đền Tiên Đô (Tiên Đô Miếu) ở Đặng Sơn vào lễ khai hạ mồng 7 tháng giêng và Lễ kỵ nhật 16/6 của 3 thần bản cảnh- Thành Hoàng nơi Thờ Phó Quốc Vương Mạc Đăng Lượng thượng thượng thượng đẳng thần, Binh nhung Đại tướng Hoàng Trần Ích thượng đẳng thần, Hoàng Bá Kỳ Đoan túc tôn thần.

Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An phát triển.

Về du lịch biển, Nghệ An có 82 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tế như bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội; Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương, Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu), Diễn Thành (Diễn Châu). Đồng thời Nghệ An rất có lợi thế phát triển du lịch văn hóa. Hiện nay Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 200 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên, quê hương của Hồ Chí Minh, hàng năm đón xấp xỉ 2 triệu lượt nhân dân và du khách đến tham quan nghiên cứu.

Khu di tích lịch sử Kim Liên, cách trung tâm thành phố Vinh 12 km về phía Tây Nam, là khu di tích tưởng niệm Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Nơi đây gắn với thời niên thiếu của Hồ Chí Minh và còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỷ vật của gia đình.

Làng Sen, quê nội của Hồ Chí Minh, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng). Làng có nhiều hồ thả sen suốt hai bên đường làng. Ngôi nhà của Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, 5 gian, lợp tranh. Trong nhà có những đồ dùng giống như các gia đình nông dân: phản gỗ, chõng tre, cái võng gai, bàn thờ... Nhà được dựng năm 1901 do công sức và tiền của dân làng góp lại làm tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, cha của Hồ Chí Minh khi ông Sắc đỗ Phó Bảng đem lại vinh dự cho cả làng.

Cách làng Sen 2 km là làng Chùa (tên chữ là Hoàng Trù) - quê ngoại của Hồ Chí Minh - và cũng là nơi ông cất tiếng khóc chào đời, được mẹ nuôi dạy những năm ấu thơ.

Khu du lịch thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1a và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách trung tâm thành phố không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam. Khách đi du lịch theo tuyến quốc lộ 1A ngày càng tăng, lượng du khách đến với Nghệ An theo đó cũng tăng.

Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Cách thành phố Vinh 120 km về phía Tây Nam, Vườn Quốc gia Pù Mát thuộc huyện Con Cuông, nằm trên sườn Đông của dải Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt Lào. Nơi đây có một số loài động vật, thực vật quý hiếm cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt như: sao la, thỏ vằn, niệc cổ hung và một số loài thực vật như pơ mu, sa mu, sao hải nam... Nơi đây đã được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển thế giới với tên gọi Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Đến Diễn châu, du khách rẽ về phía tây theo đường 7 về Đặng Sơn thăm Di tích lịch sử quốc gia Nhà thờ họ Hoàng Trần do gia đình cụ Hoàng Quýnh - Nguyễn thị Đào xây dựng lại năm 1884 - gắn với cơ sở hoạt động thời kỳ 1930-1945 hoặc ra thăm Bãi Dâu Ba Ra.

Hiện nay, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường thế giới cũng như trong nước, đang có các dự án để bảo tồn và phát triển vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống tạo thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn.

Khu du lịch Cửa Lò là điểm du lịch biển hấp dẫn với bãi cát trắng mịn chạy dài gần 10 km, thông ra Hòn Ngư, Hòn Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm phá của bức tranh thuỷ mạc. Tất cả đã tạo ra cho Cửa Lò có một sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách thập phương.

Nghệ An còn là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng: cháo lươn Vinh, cơm lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cam xã Đoài... là những sản phẩm du lịch có sức cuốn hút khách du lịch quốc tế và trong nước.

Với nhiều lắm những danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích, văn hoá phong phú về số lượng, độc đáo về nội dung, đa dạng về loại hình, Nghệ An đang là miền đất hứa, là địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách.



Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sông Lam. Hai tỉnh này có cùng phương ngữ- tiếng Nghệ, cùng kho tàng văn hóa dân gian, cùng ca câu hò ví dặm, cùng uống chung dòng nước sông Lam.

Ngày 27/11, trong kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Pháp, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã chính thức công nhận dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.



Theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS), từ năm 2005 đến nay (2017), Nghệ An đã có 7.400 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. Bắt đầu từ năm 2011, một số lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng không về nước mà ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, hàng năm chiếm tỉ lệ gần 50%. Tính đến tháng 2.2017, tỉ lệ lao động bất hợp pháp của tỉnh Nghệ An tại Hàn Quốc ở mức 43.15% (đứng thứ 14 sau 13 tỉnh, thành trong cả nước như: Lâm Đồng - 68.18%; Quảng Ngãi - 50.94%; Điện Biên - 58.82%; Quảng Bình - 51.37%, Thừa Thiên Huế: - 48.28%, Thanh Hóa - 45,21%, Hà Tĩnh - 45,75%, Sóc trăng - 46.15%,...).[9]

Ông Đặng Cao Thắng - Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết, trong những năm gần đây, Nghệ An đã vươn lên dẫn đầu cả nước về số lượng người đi xuất khẩu lao động, năm 2018, Nghệ An sẽ phấn đấu đưa 12.000 đến 13.000 lao động đi xuất khẩu.[10]






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét