Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt



Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam

Loại hình


Doanh nghiệp nhà nước
Thể loại
Truyền thông, công nghệ
Thành lập
19-8-2005
Website
http://vtc.org.vn

Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Multimedia Corporation hay Vietnam Television Corporation - VTC) là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.





Tiền thân của công ty VTC là xí nghiệp Dịch vụ bảo hành thiết bị Phát thanh - truyền hình thuộc Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam - VTV được thành lập tháng 2 năm 1988 theo quyết định số 33/QĐ-BTT của Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam).

Tháng 9 năm 1992 xí nghiệp được chuyển thành Công ty Đầu tư và Phát triển kỹ thuật thông tin (INTEDICO) thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin.

Tháng 11 năm 1993 Công ty INTEDICO được chuyển thành Công ty đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam trên cơ sở sát nhập thêm Công ty TELEXIM và Công ty RATIMEX của Đài Truyền hình Việt Nam theo quyết định số 918- QĐ/TC-THVN ngày 10 tháng 12 năm 1996 của Đài truyền hình Việt Nam.

Tứ ngày tháng 7 năm 2003, công ty VTC chuyển từ Đài Truyền hình Việt Nam về trực thuộc Bộ Bưu chính – Viễn thông theo quyết định số 129/2003/QĐ- TTg ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

Quyết định số 192/2005/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 7 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chuyển Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam thành Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.



Xe truyền hình lưu động.

Công ty mẹ - Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện là công ty nhà nước, được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông; có mô hình tổ chức quản lý do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định theo quy định của pháp luật.

Công ty mẹ có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác; có cơ cấu quản lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các công ty con bao gồm:


  • Công ty Truyền hình di động VTC mobile

  • Công ty Viễn thông Số (DIGICOM)

  • Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số (VTC Intecom)

  • Công ty Cổ phần Truyền thông VTCI

  • Công ty TNHH 1 thành viên Giải pháp công nghệ truyền thông VTC

  • Công ty TNHH 1 thành viên Truyền thông đa phương tiện miền Trung VTC

  • Công ty TNHH 1 thành viên Truyền thông đa phương tiện miền Nam VTC

  • Công ty cổ phần Phát triển Truyền thông Truyền hình (CTC)

  • Công ty cổ phần Kinh doanh thiết bị truyền thông VTC

  • Công ty cổ phần Điện tử truyền thông VTC

  • Công ty Cổ phần Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam

  • Công ty cổ phần Dịch vụ hợp tác quốc tế

  • Công ty cổ phần Chuyển giao công nghệ truyền hình – viễn thông VTC

  • Công ty cổ phần Kinh doanh, sản xuất các chương trình quảng cáo và giải trí truyền hình VTC

  • Công ty cổ phần Truyền thông Hữu Nghị

  • Trường truyền thông VTC















Thứ tựNgành nghề kinh doanhNội dung các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanhGhi chú
1Truyền hình, truyền thông

Truyền hình trả tiền


Hiện tại VTC đang cung cấp một gói cước duy nhất trong đó có 30 kênh truyền hình độ nét cao HD, 66 kênh truyền hình độ nét tiêu chuẩn SD và 58 kênh được phát sóng không khóa mã (quảng bá miễn phí).



Kênh truyền hình


iTV-SCTV20

Là kênh truyền hình âm nhạc tương tác dành cho giới trẻ của Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số (thành viên của Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC).



Truyền dẫn phát sóng


Là dịch vụ cho phép các Đài Phát thanh Truyền hình địa phương và các Công ty Truyền thông có thể phát sóng quảng bá kênh truyền hình của mình thông qua dịch vụ truyền hình số vệ tinh của VTC.


Hybrid TV


Là dịch vụ tích hợp các nền tảng nội dung truyền hình (truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh, internet) thông qua một bộ thu duy nhất.

Giải pháp khóa mã ViCAS


Là hệ thống khóa mã truyền hình do VTC tự phát triển và hiện đang được đưa vào sử dụng cho hệ thống truyền hình trả tiền qua vệ tinh của VTC, với nhiều ưu điểm nổi trội như giá thành rẻ, không sử dụng thẻ smartcard, tính bảo mật và an toàn cao...


Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC


Trước đây Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC trực thuộc Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC, từ cuối năm 2013 Đài tách khỏi Tổng Công ty chuyển sang trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (sau này chuyển sang trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam).

Truyền hình số mặt đất

Tạp chí và Báo điện tử


2Nội dung số

Phi Đội


Sản phẩm được phát triển bởi Masang Soft. Sản phẩm được phát hành bởi VTC-Intecom vào tháng 6-2006. Game đem lại cho người chơi một cảm giác mới về game online trực tuyến. Là game đầu tiên của VTC phát hành



Sản phẩm được phát triển bởi T3 Entertainment và được công ty Yedang Online phát hành tại Hàn Quốc.
Tháng 8-2006, VTC-Intecom chính thức phát hành game Audition tại Việt Nam.


Khoảng đầu tháng 9 năm 2009, xảy ra Scandal chuyển giao quyền phát hành giữa VTC và VinaGame, khi mà trang tin Game.Gate khơi mào!


Được tung ra vào khoảng năm 2008, trong một làn sóng các games MMOFPS đang đổ xô vào Việt Nam. Trong thời gian này có 3 trò MMOFPS là SF (Đặc Nhiệm) của FPT, SA (Biệt Đội) của VinaGame và CF (Đột Kích) của VTC.


Trò chơi được đánh giá cao nhất trong cả ba MMOFPS này, và lại có lượng người chơi cao nhất, đồng thời uy tín của Nhà Phát hành VTC được đánh giá cao trong mảng thị trường Casual.

FIFA Online 2


Là game bóng đá online đầu tiên được phát hành tại Việt Nam.



Atlantica Online


Được Quốc tế đánh giá là trò chơi MMORPG Miễn Phí hay nhất thế giới năm 2008. Nhưng khi về Việt Nam lại sống trong tình trạng sống dở chết ươn. Thể loại: đánh theo lượt (turn-base).


BoomSpeed


Đã chính thức khai tử từ tháng 7/2010 vì không mang về lợi nhuận cho VTC và Nexon

Trò chơi trực tuyến


Hiện VTC đang phát hành các game sau:


Dịch vụ Giá trị gia tăng trên di động


Hiện VTC đang cung cấp dịch vụ sau:
-Dịch vụ nhắn tin SMS qua đầu số 8x30


-

Thanh toán và thương mại điện tử



3Viễn thông

Squad


Là game bắn súng góc nhìn thứ nhất đầu tiên do Việt Nam sản xuất dựa trên công nghệ game engine Gamebryo Lightspeed của Emergent.


Generation 3


Là web game chiến thuật thời gian thực đầu tiên do Việt Nam sản xuất, lấy đề tài về tranh chấp lãnh thổ giữa 3 quốc gia Trung cổ châu Âu.


Sắc Màu Đại Dương


Là game xã hội trực tuyến về đề tài nuôi trồng dưới biển.


Showbiz


Là game xã hội trực tuyến về đề tài âm nhạc.


Tour247


Là game xã hội trực tuyến về đề tài xây dựng thành phố và quản lý tour du lịch.

Điện toán đám mây


Lưu trữ đám mây

Là dịch vụ cho phép khách hàng có thể lưu trữ dữ liệu trực tuyến với nhiều ưu điểm nổi bật như chi phí rẻ, độ an toàn cao,...


Máy chủ ảo

Truyền tải dữ liệu




Bản quyền[sửa | sửa mã nguồn]


World Cup 2006, FPT mua độc quyền giải đấu này và ban đầu chỉ bán lại cho VTV và HTV. VTC sau đó đã phải liên tục thương thuyết đàm phán với FPT cùng VTV để mua lại bằng mọi giá bản quyền World Cup 2006 và đã thành công[1] với mức giá lên tới 7 tỷ đồng[2].

Tháng 10 năm 2006, VTV cảnh cáo sẽ kiện VTC vì vi phạm bản quyền phát sóng Hoa hậu Thế giới mà VTV đã mua bản quyền độc quyền[3]. VTC đã gửi lời xin lỗi đến VTV và xin bồi thường thiệt hại với TVplus[4].

Kể từ cuối năm 2006, VTC đã mua được các bản quyền quan trọng gồm World Cup các câu lạc bộ thế giới, AFF Cup 2006 (tên gọi cũ là Tiger Cup), F1, Oscar 49, Mister World, Hoa hậu Hoàn vũ, Copa America 2007 và đặc biệt là AFC Asian Cup 2007 khi Việt Nam là một trong 4 nước chủ nhà[5][6][7][8].

Năm 2007, VTC đã ký được hợp đồng độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh ở Việt Nam trong 3 mùa bóng liên tiếp từ 2007 đến 2010 với đối tác ESPN và Star Sports với mức giá được công bố là 1,2 triệu đô la[9].


Đầu kĩ thuật số[sửa | sửa mã nguồn]


Những người dân biết đến VTC được nhờ bộ giải mã tín hiệu truyền hình số được gọi là VTC-Digital (với các phiên bản là T5, T9, T10, T11, T12, T13 v.v.). VTC đã quảng bá rằng họ sẽ tăng kênh cho đầu thu VTC-Digital phiên bản T13, nhưng sau đó, khi các kênh VTC3, VTC6 ra đời và bị khóa mã Irdeto, cho thấy VTC không hề hỗ trợ các đầu thu cũ mà mã hóa kênh đó để chỉ có đầu thu mới VTC-Digital D901, E901 dùng thẻ giải mã mới xem được. Việc này khiến nhiều khách hàng của VTC không hài lòng vì đã không được xem những kênh mình mong muốn [10].Vào năm 2009,họ tung ra thị trường 2 bộ thu giải mã là VTC-HD và VTC-SD để thu tín hiệu truyền hình vệ tinh do VTC cung cấp (43 chương trình trong đó có 9 chương trình HD).Họ tiếp tục khóa mã thêm nhiều kênh sử dụng phương thức khóa mã IDERTO.





[1]

  1. ^ “VTC.VN - Báo điện tử VTC News - Đọc báo tin tức 24h trong ngày”. Báo tin tức VTC News. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét