Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Đường đổi ngày quốc tế – Wikipedia tiếng Việt


Đường đổi ngày quốc tế

Đường đổi ngày quốc tế, hay đường thay đổi ngày quốc tế, là một đường tưởng tượng dùng để làm ranh giới giữa múi giờ UTC +12 và UTC -12, đi gần với kinh tuyến 180 độ kinh Đông từ Bắc Cực, qua eo biển Bering, Thái Bình dương, cho đến Nam Cực, được quy định bởi Hội nghị quốc tế về kinh tuyến họp tại Washington năm 1884. Thực tế, đường đổi ngày không phải là một đường thẳng đọc kinh tuyến 180 độ, mà là một đường gấp khúc, nhằm cố gắng bảo đảm trên cùng một quốc gia không có 2 ngày cùng được tính. Theo quy định, khi các phương tiện giao thông đi ngang qua đường này, ngày tháng sẽ phải thay đổi. Đi từ bán cầu Tây sang bán cầu Đông qua đường này, tức là đi từ bên phải sang bên trái đường đổi ngày (cũng có nghĩa là đi từ phía đông sang phía tây qua nó), thì phải tăng 1 ngày. Đi từ bán cầu Đông sang bán cầu Tây, tức là đi từ bên trái sang bên phải của đường này, thì phải giảm 1 ngày.





Minh họa đơn giản thể hiện mối tương quan giữa đường đổi ngày, ngày và giờ. Màu khác nhau thể hiện ngày khác nhau.

Tập tin:International date line.png

Ví dụ về trường hợp ngày thứ ba lúc 4:00 giờ GMT. (Số liệu giờ giấc chỉ là tương đối bởi ranh giới các múi giờ không hoàn toàn trùng khớp với kinh tuyến. Ngày và đêm thể hiện trong lược đồ chỉ mang tính chất minh họa; giờ ban ngày còn phụ thuộc vào vĩ độ và thời điểm trong năm.)


Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]


Phần miêu tả trên dựa vào những hiểu biết của cộng đồng Wikipedia về § Đường đổi ngày quốc tế. Xem § De facto and de jure date lines ở phía dưới, và bản đồ trên đây.

Đường đổi ngày quốc tế về cơ bản dựa vào đường kinh tuyến 180°, cắt dọc Thái Bình Dương, và nửa đường vòng quanh thế giới tính từ kinh tuyến Greenwich. Tại nhiều địa điểm, đường đổi ngày quốc tế trùng hoàn toàn kinh tuyến 180°. Nhiều nơi khác, đường đổi ngày có chệch đi về hướng đông hoặc tây so với đường kinh tuyến. Sai khác này phần nhiều là để dung hòa các mối quan hệ kinh tế và/hoặc chính trị ở các vùng bị ảnh hưởng.

Đi từ bắc xuống nam, điểm lệch đầu tiên của đường đổi ngày so với kinh tuyến 180° là phía đông đảo Wrangel và bán đảo Chukotka, vùng viễn đông Xibia của nước Nga. (Đảo Wrangel có tọa độ 71°32′B 180°0′Đ, và cũng là 71°32′B 180°0′T.)[1] Đường đổi ngày sau đó đi qua eo biển Bering, giữa quần đảo Diomede ở khoảng cách giữa các đảo ở tọa độ 168°58′37″ T. Sau đó, đường đổi ngày chuyển hướng đáng kể về phía tây kinh tuyến 180°, đi qua phía tây đảo St. Lawrence và đảo St. Matthew.

Đường đổi ngày đi qua giữa các quần đảo Aleut (có đảo Attu là cực tây) của Mỹ và quần đảo Komandorski thuộc Nga. Nó sau đó đổi hướng lần nữa về phía đông nam để quay về kinh tuyến 180°. Như vậy, toàn bộ lãnh thổ nước Nga nằm ở phía tây đường đối ngày quốc tế, còn toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ nằm ở phía đông đường đổi ngày ngoại trừ các hải đảo Guam, quần đảo Bắc Mariana, và đảo Wake.

Đường đổi ngày quốc tế tiếp tục trùng với kinh tuyến 180° cho đến khi giao cắt với xích đạo. Các đảo san hô không người ở Howland và Baker của Mỹ, vừa qua hướng bắc đường xích đạo ở trung tâm Thái Bình Dương (có tọa độ giữa 172,5°T và 180°), có giờ muộn nhất trên Trái Đất (UTC−12 hours).

Gặp Kiribati, đường đổi ngày đánh vòng tròn bằng cách bẻ ngoặt lớn về phía đông, hầu như chạm với kinh tuyến 150°T. Quần đảo cực đông Kiribati, quần đảo Line về phía nam Hawaii, có giờ sớm nhất trên Trái Đất, UTC+14. Đến phía nam Kiribati, đường đổi ngày IDL quay về hướng tây nhưng vẫn ở phía đông kinh tuyến 180°, xuyên qua giữa Samoa và Samoa thuộc Mỹ.[2]

Phần nhiều khu vực này, đường đổi ngày đi theo kinh tuyến 165°T. Tuần tự, Samoa, Tokelau, Wallis và Futuna, Fiji, Tonga, Tuvalu và quần đảo Kermadec và quần đảo Chatham của New Zealand đều nằm phía tây đường đổi ngày nên có ngày giống nhau. Samoa thuộc Mỹ, quần đảo Cook, Niue, và Polynésie thuộc Pháp nằm ở phía đông đường đổi ngày nên bị trễ hơn một ngày.

Đường đổi ngày sau đó hướng về phía tây nam để quay về kinh tuyến 180°. Nó tiếp tục trùng kinh tuyến 180° cho đến khi gặp châu Nam Cực, nơi các múi giờ gộp lại. Theo quy ước, đường đổi ngày không được vẽ lên hầu hết các bản đồ châu Nam Cực. (Xem § Cartographic practice and convention bên dưới.)


Vòng quanh thế giới[sửa | sửa mã nguồn]


Để dễ hiểu phần này hơn, hãy làm 3 điều sau.

Thứ nhất, tưởng tượng bề mặt trái đất là 1 đường tròn và quy ước, nếu ta đi trên đường tròn đó theo chiều kim đồng hồ là đi từ đông sang tây, còn theo ngược chiều kim đồng hồ là đi từ tây sang đông.

Thứ hai, tưởng tượng 1 người đàn ông, có mang đồng hồ đeo tay (có phần chỉ thị ngày) xuất phát từ 1 điểm trên đường tròn, và di chuyển theo 1 trong 2 cách như đã nêu ở trên (đông sang tây hoặc tây sang đông).

Thứ ba, bạn cần hiểu thế nào là múi giờ.

Như vậy, ta sẽ có lời giải thích cho hành trình Vòng quanh thế giới (hay từng được gọi là hải trình Ferdinand Magellan) như sau.

Nếu một người đi vòng quanh thế giới từ đông sang tây, anh ta phải đặt đồng hồ lùi lại một giờ cho mỗi 15 ° kinh độ đi qua, và chênh lệch thời gian sẽ là 24 giờ nếu anh ta không chỉnh lại đồng hồ về phía trước một ngày, một khi anh ta đi qua đường đổi ngày quốc tế.

Ngược lại, nếu đi từ tây sang đông, anh ta sẽ phải chỉnh đồng hồ của mình tăng thêm 1 giờ mỗi 15 kinh độ.thời gian sẽ đúng trở lại khi đi qua Đường đổi ngày quốc tế.

Do vậy, đường đổi ngày quốc tế phải được quan sát cùng với múi giờ của Trái đất: khi vượt qua nó theo một trong hai hướng, ngày dương lịch được điều chỉnh đi một ngày.


Đôi điều về đường đổi ngày quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]


Trong khoảng thời gian từ 10:00 đến 11:59 UTC mỗi ngày, tại các địa điểm khác nhau trên Trái Đất, người ta sẽ ghi nhận được ba ngày tháng khác nhau. Thí dụ, lúc 10:15 UTC ngày thứ năm, tại Samoa thuộc Mỹ đồng hồ chỉ 23:15 ngày thứ tư (UTC−11), thứ năm ở hầu hết phần còn lại của thế giới, và 00:15 ngày thứ sáu tại Kiritimati (UTC+14).

Trong giờ đầu tiên của khoảng thời gian trên (10:00–10:59 UTC), 3 ngày tháng khác nhau được ghi nhận tại các địa điểm có cư dân. Ở giờ thứ hai (UTC 11:00–11:59) múi giờ hàng hải UTC−12 không có người ở nên khoảng thời gian này, chỉ có 2 ngày khác nhau được ghi nhận ở những vùng đất có cư dân.

Khoảnh khắc giao thừa đón năm mới diễn ra đầu tiên nơi các đảo nằm trên múi giờ UTC+14. Múi giờ UTC+14 bao gồm một phần của nước Cộng hòa Kiribati, gồm đảo Thiên Niên Kỷ thuộc quần đảo Line, và Samoa trong giai đoạn mùa hè. Thành phố lớn đón ngày mới đầu tiên là Auckland và Wellington, New Zealand (UTC+12; UTC+13 sử dụng giờ mùa hè).

Năm 1995, đường đổi ngày quốc tế được điều chỉnh khiến đảo Caroline trở thành một trong những nơi trên Trái Đất đón ngày 1 tháng 1 năm 2000 sớm nhất (UTC+14). Hệ quả là, rạn san hô vòng này được đổi tên thành đảo Thiên Niên Kỷ.[3]

Các khu vực đón ngày mới sớm nhất thay đổi theo mùa. Khoảng thời gian hạ chí, khu vực đó có thể là bất cứ nơi đâu trên múi giờ Kamchatka (UTC+12) đủ xa về hướng bắc để quan sát mặt trời nửa đêm. Tại các điểm phân, nơi đầu tiên bước qua ngày mới là đảo Thiên Nhiên Kỷ không có cư dân thuộc Kiribati, là vũng lãnh thổ cực đông nằm ở phía tây đường đổi ngày.

Khoảng thời gian đông chí, địa điểm đầu tiên sẽ là Các trạm nghiên cứu Nam Cực sử dụng múi giờ New Zealand (UTC+13) suốt mùa hè, các nhà nghiên cứu tại đây cũng có thể quan sát hiện tượng mặt trời nửa đêm. Các trạm này bao gồm Trạm Nam Cực Amundsen-Scott, Trạm McMurdo, Căn cứ Scott và Trạm Mario Zucchelli.[4]



Có hai cách tính múi giờ và từ đó xác định vị trí của Đường đổi ngày quốc tế, một là dựa trên đất liền và các vùng lãnh hải lân cận, cách còn lại là dựa trên các vùng biển khơi.

Mỗi nước đơn phương xác định múi giờ tiêu chuẩn của mình, múi giờ này chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ và lãnh hải của họ. Đường đổi ngày khi đó mang tính đơn phương bởi nó chỉ dựa trên luật pháp riêng của từng quốc gia chứ không phải luật quốc tế. Múi giờ quốc gia vì thế không có hiệu lực trên hải phận quốc tế.[5]

Đường đổi ngày hàng hải, khác với Đường đổi ngày quốc tế, là đường đổi ngày đa phương được thiết lập dựa trên hiệp định quốc tế. Đây là kết quả của Hội nghị Anh-Pháp về định giờ trên biển năm 1917, khuyến nghị tất cả tàu thủy, cả quân sự lẫn dân sự, áp dụng múi giờ tiêu chuẩn khi đi trên hải phận quốc tế. Mỹ đã thông qua hiệp định này đối với thương thuyền và các tàu thuộc lực lượng quân sự hồi năm 1920. Đường đổi ngày này đã trở thành quy ước chung, tuy rằng không được vẽ trực tiếp trên bản đồ. Đường này theo dọc kinh tuyến 180° ngoại trừ những đoạn cắt ngang phần lãnh hải tiếp giáp lãnh thổ, tạo thành khoảng đứt—tức đường đứt đoạn.

Tàu thuyền được khuyến nghị chuyển theo giờ tiêu chuẩn quốc gia nếu băng qua vùng hải phận 12 hải lý (14 mi; 22 km) của nước đó, sau đó, quay về múi giờ quốc tế khi ra khỏi vùng hải phận này. Thực tế, giao thông hàng hải thường chỉ sử dụng các múi giờ này để truyền tải tín hiệu radio và cho các mục đích tương tự. Cho các mục đích nội bộ, như lên lịch làm việc và ăn uống, việc chọn múi giờ là tùy ý.


Thực hành và quy ước bản đồ[sửa | sửa mã nguồn]


Đường đổi ngày quốc tế trên trang này cũng như trên tất cả các bản đồ còn lại được vẽ theo đường đổi ngày đơn phương và là sản phẩm nhân tạo của ngành bản đồ học, bởi tọa độ các phân đoạn của đường đổi ngày khá mơ hồ. Đường đổi ngày quốc tế không kéo dài lên Châu Nam Cực trên các bản đồ thể hiện múi giờ do Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) nước Mỹ và [6] và Văn phòng Niên giám Hàng hải (HMNAO) của Anh Quốc phát hành.[7] The IDL on modern CIA maps now reflects the most recent shifts in the IDL[6] (see § Historical alterations below). The current HMNAO map does not draw the IDL in conformity with recent shifts in the IDL; it draws a line virtually identical to that adopted by the UK's Hydrographic Office about 1900.[8] Instead, HMNAO labels island groups with their time zones, which do reflect the most recent IDL shifts.[7] This approach is consistent with the principle of national and nautical time zones: the islands of eastern Kiribati are actually "islands" of Asian date (west side of IDL) in a sea of American date (east side of IDL).

Không có tổ chức quốc tế, hay điều ước giữa các nước, để giúp ngành bản đồ học phân định rõ ràng đường đổi ngày quốc tế: Hội nghị Kinh tuyến Quốc tế năm 1884 từ chối dứt khoát kiến nghị hoặc đồng ý công nhận múi giờ nào với tuyên bố việc này nằm ngoài phạm vi của hội nghị. The conference resolved that the Universal Day, midnight-to-midnight Greenwich Mean Time (now known as Coordinated Universal Time, or UTC), which it did agree to, "shall not interfere with the use of local or standard time where desirable".[9] From this comes the utility and importance of UTC or "Z (Zulu)" time: it permits a single universal reference for time that is valid for all points on the globe at the same moment.











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét